Ngày 1/12,ĐầutưcănbếphọcđườnghơntỷđồngtạiLạngSơtruc tiep bong da keo nha cai tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kí kết Hợp đồng viện trợ của Chính phủ Nhật Bản nhằm hỗ trợ xây dựng căn bếp mẫu tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ tỉnh Lạng Sơn trị giá gần 2 tỉ 30 triệu đồng.
Buổi lễ do Ngài Kunio Umeda - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam chủ trì với sự tham dự của ông Keiji Kaneko - Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam cùng đại diện Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Lạng Sơn.
Với sự đồng hành của Chính phủ Nhật Bản, dự án hứa hẹn mang đến nhiều kết quả khả quan trong thời gian tới.
Tại buổi lễ, Ngài Kunio Umeda - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam ký kết trao số tiền 74.294 đô (khoảng 1 tỉ 700 triệu đồng) từ chương trình Viện trợ không hoàn lại cấp cơ sở của Chính phủ Nhật Bản cho đơn vị nhận tài trợ là Trường tiểu Học Hoàng Văn Thụ (Lạng Sơn).
Bên cạnh Đại sứ quán Nhật Bản, công ty Ajinomoto Việt Nam và Ủy bản Nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng đóng góp kinh phí cho dự án, nâng mức tài trợ lên gần 2 tỉ 30 triệu đồng.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thông qua bữa ăn học đường hợp lý là một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và Đề án tổng thể về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.
Bếp ăn một chiều đạt chuẩn đầu tiên tại Việt Nam thuộc khuôn khổ Dự án Bữa ăn học đường được công ty Ajinomoto xây dựng tại tường tiểu học Trưng Trắc (TP.HCM)
Định hướng và đóng góp vào Chiến lược và Đề án, Công ty Ajinomoto Việt Nam khởi xướng Dự án Bữa ăn học đường và phối hợp cùng Bộ Y tế và Viện dinh dưỡng quốc gia triển khai trên quy mô toàn quốc. Trong đó, công tác tổ chức bếp ăn bán trú là một trong những nội dung chiến lược của Dự án nhằm tạo nên những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho các em học sinh tiểu học.
Căn bếp mẫu do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam sẽ được xây dựng theo tiêu chuẩn bếp ăn một chiều từ việc thu nhận, xử lý nguyên liệu đầu vào đến giai đoạn chế biến và thành phẩm là những khẩu phần ăn hoàn chỉnh. Các công đoạn được thiết kế riêng biệt, giúp toàn bộ quy trình nấu ăn được quản lý chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như phòng tránh tối đa các nguồn lây nhiễm bởi các khu vực chức năng khác.
Thông qua việc áp dụng phần mềm của Dự án, các trường có thể cung cấp những thực đơn cân bằng dinh dưỡng và ngon miệng đến các em học sinh.
Đồng thời, các khu vực trong bếp ăn được bố trí hợp lý để tận dụng tối đa nguồn không gian, giảm bớt một số thao tác công việc cho các nhân viên cấp dưỡng. Đặc biệt, căn bếp mới cũng sẽ được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại nhằm kết hợp với mô hình một chiều để tối ưu hóa năng suất lao động của bếp ăn.
Được biết, trước trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, mô hình bếp ăn bán trú đạt tiêu chuẩn Nhật Bản đầu tiên tại Việt Nam đã được Công ty Ajinomoto Việt Nam xây dựng tại trường Tiểu học Trưng Trắc (TP.HCM) và hiện đã thu hút hơn 1000 đơn vị đến tham quan (tính đến tháng 10/2017).
Dự án Bữa ăn học đường hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của các trường tiểu học cũng như các bậc phụ huynh. Tính đến tháng 10/2017 đã có 2,236 trường tiểu học bán trú trên toàn quốc đã và đang áp dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong công tác chuẩn bị thực đơn.
Sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản đối với Dự án Bữa ăn học đường, một dự án mang tầm quốc gia tại Việt Nam trong lĩnh vực dinh dưỡng và sức khỏe thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản nói chung và của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng nhằm góp phần nâng cao tầm vóc cho các thế hệ Việt Nam tương lai.
Minh Tuấn