Bác về, đất nước đứng lên – Bài 3_keocopa

  发布时间:2025-01-16 14:29:43   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Bác về, đất nước đứng lên – Bài 3_keocopa。

Bài 3: Theácvềđấtnướcđứnglên–Bàkeocopao cung đường “Nam tiến”

Bên cạnh việc xây dựng và củng cố căn cứ địa cách mạng Cao Bằng, sau một thời gian ngắn về nước, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã yêu cầu phải mở rộng địa bàn hoạt động, mở đường liên lạc với Trung ương Đảng ở miền xuôi, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Từ đây, cung đường “Nam tiến”, cung đường chiến lược của lực lượng cách mạng được hình thành.


Cung đường “Nam tiến” là một chủ trương có tầm quan trọng đặc biệt, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sáng, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Trong ảnh: Đình Tân Trào, nơi Quốc dân đại hội thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ảnh: CAO SƠN

Tầm nhìn chiến lược

Trong chuyến công tác các tỉnh phía Bắc vào cuối năm 2019, chúng tôi có điều kiện đến tìm hiểu và tác nghiệp tại nhiều địa danh gắn liền với lịch sử cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại của dân tộc. Trong đó, chúng tôi may mắn được đặt chân đến các địa điểm trên cung đường “Nam tiến”, cung đường chiến lược chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Mỗi địa điểm trên cung đường này đều gợi nhớ trong chúng tôi niềm bồi hồi, xúc động về những con người không ngại vất vả, hy sinh xung phong mở lối.

Đầu năm 1942, Bác Hồ chỉ thị cho Tỉnh ủy Cao Bằng chuẩn bị điều kiện để từng bước mở rộng căn cứ địa. Con đường “Nam tiến” được mở từ chỉ thị trên đã tạo thành một hành lang chính trị vững chắc từ Cao Bằng về miền xuôi. Thực hiện chỉ thị của Bác, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã khẩn trương tiến hành công việc, thành lập Chi bộ Nam tiến. Mang tên gọi là “Nam tiến” nhưng lực lượng bao gồm cả các hướng khác, trung tâm và quan trọng nhất là hướng Nam. Hướng “Nam tiến” do các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê Thiết Hùng phụ trách có nhiệm vụ chỉ huy các đội mở con đường từ Cao Bằng qua Ngân Sơn, Chợ Rã (Bắc Kạn) nối liền với Chợ Đồn - Chợ Chu (Thái Nguyên). Hướng “Đông tiến” đi về phía Đông qua châu Thạch An xuống Lạng Sơn; hướng “Tây tiến” do đồng chí Phạm Văn Đồng phụ trách, có nhiệm vụ vượt qua Bảo Lạc (nay là Bảo Lạc và Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng) sang Hà Giang, Tuyên Quang. Trong quá trình “Nam tiến” hình thành đội “Bắc tiến” từ Bắc Sơn - Vũ Nhai mở đường lên Cao Bằng.

Để phát triển cơ sở quần chúng ở các địa phương, các đội “Nam tiến” đã tiến hành cùng một lúc nhiều hoạt động, nhiều đường, hướng và nhiều nơi khác nhau. Thực hiện nhiệm vụ, các đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng đến tổng Kim Mã, Tam Lộng (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) để tổ chức Ban Xung phong Nam tiến. Đến tháng 7-1942, trước yêu cầu phát triển phong trào cứu quốc ra toàn liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng và tiến dần xuống phía Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định phát triển sang các hướng Lạng Sơn (Đông tiến) và Hà Giang (Tây tiến). Các đội xung phong công tác được thành lập với nhiệm vụ vận động, giáo dục và tổ chức quần chúng tham gia vào Mặt trận Việt Minh.

Sau Hội nghị liên tịch giữa Tổng bộ Việt Minh, Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng và đại biểu Cứu quốc quân vào tháng 2-1943, tại Lũng Hoàng, Lam Sơn (Hòa An, tỉnh Cao Bằng), việc mở rộng phong trào, các tuyến xung phong “Nam tiến” được tổ chức và bắt đầu lên đường thực thi nhiệm vụ. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ban Xung phong Nam tiến đã tổ chức được 19 đội xung phong Nam tiến.

Cung đường “Nam tiến” lúc này không chỉ đơn thuần là cung đường giao thông mà còn là con đường truyền bá tư tưởng cách mạng, tạo thành một hành lang chính trị quần chúng nối liền Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên, làm bàn đạp tiến dần xuống trung du và trung châu; “Nam tiến” cũng trở thành cung đường phát triển lực lượng cách mạng một cách vững chắc. Về ý nghĩa của việc hình thành cung đường “Nam tiến”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Nam tiến là một yêu cầu chiến lược, là một chủ trương có tầm quan trọng đặc biệt”.

Nối liền “con đường quần chúng”

Trong quá trình kiểm tra tiến triển của con đường “Nam tiến”, đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng thường chọn và dừng lại những thôn bản mà công tác phát triển hội gặp khó khăn, giúp các đội tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Qua thực tế chứng tỏ những lớp bồi dưỡng, những lời dặn dò trước ngày các đội lên đường đã được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong nhiều tình huống cụ thể mà trong lớp huấn luyện không thể dự kiến được.

Từ Nguyên Bình, đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng cùng một tổ Nam tiến qua Ngân Sơn. Đoàn thường phải men theo các triền núi đá hoặc ven rừng, có lúc phải đi vào buổi tối mới bảo đảm an toàn, nhưng cả đoàn quên hết những vất vả, mệt nhọc, mong sao được việc và kịp đoàn của đồng chí Chu Văn Tấn từ Bắc Sơn đi lên. Cùng thời gian đó, các đội xung phong “Nam tiến” xuống, đội “Bắc tiến” do đồng chí Chu Văn Tấn chỉ huy cử một tổ tiến lên, củng cố phát triển phong trào quần chúng ở Na Rì (Bắc Kạn), sau đó gây cơ sở ở Bạch Thông; một tổ khác đi về Định Hóa rồi phát triển lên Chợ Đồn và dừng chân ở xã Nghĩa Tá.

Tháng 8-1943, hai đội “Nam tiến” của đồng chí Võ Nguyên Giáp và “Bắc tiến” của đồng chí Chu Văn Tấn gặp nhau ở Nghĩa Tá (Chợ Đồn, Bắc Kạn). Hành lang chính trị quần chúng nối Cao Bằng với miền xuôi (qua hướng Thái Nguyên) đã hình thành, chuẩn bị tiến tới thành lập khu giải phóng rộng lớn; đường liên lạc giữa hai bộ phận Trung ương đã được khai thông. Đến cuối năm 1943, các đội xung phong “Nam tiến” đã xây dựng và phát triển được các hội cứu quốc, các đội tự vệ ở các châu Ngân Sơn, Chợ Rã, Bạch Thông, Chợ Đồn (Bắc Kạn), tạo điều kiện cho sự ra đời Khu Quang Trung - khu vận động cứu quốc của đồng bào Dao (tháng 10-1943). Đây là một thắng lợi rất lớn trong việc xây dựng căn cứ địa cách mạng Cao Bằng. Kết quả của phong trào Nam tiến đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cách mạng ở các tỉnh Việt Bắc, nối liền hai căn cứ cách mạng Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai. Căn cứ địa cách mạng Cao Bằng đã thông xuống các tỉnh miền xuôi.

Như vậy, gần một năm trời luồn rừng, vượt núi, gian khổ và hiểm nguy đến tính mạng, đến cuối năm 1943, đoàn của đồng chí Võ Nguyên Giáp đến thôn Băng, xã Nghĩa Tá (huyện Chợ Đồn); sau đó vượt làng Cóc - Đèo So đến điểm hẹn gặp đoàn của đồng chí Chu Văn Tấn. Các đội “Nam tiến” khác cũng lần lượt về báo cáo thắng lợi là chặng đường đã được đánh thông. Trục đường “mẹ” Cao Bằng - Bắc Sơn cuối cùng đã được nối liền… Đội xung phong “Nam tiến” từ phía Bắc xuống, đội xung phong “Bắc tiến” từ phía Nam lên, gặp nhau mừng vui khôn xiết. Sau nhiều ngày tháng vất vả, đội “Nam tiến” do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã gặp đội “Bắc tiến” của đồng chí Chu Văn Tấn. Con đường liên lạc, “con đường quần chúng” giữa hai khu căn cứ cách mạng được nối liền. Để ghi nhớ sự kiện này, hai đồng chí nhất trí đề nghị đổi tên xã Nghĩa Tá thành xã Thắng Lợi. Cũng trong thời gian đó, các hướng khác cũng lần lượt đến các địa phương, các vị trí đề ra lúc xuất phát.

Với vai trò mang tầm chiến lược, cung đường “Nam tiến” đã trở thành một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945. Chính bằng con đường này, khi cao trào cách mạng đã bước vào thời điểm chín muồi, tháng 5-1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) để lãnh đạo, chỉ đạo, kêu gọi quốc dân, đồng bào cả nước cùng đứng dậy “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách đây 75 năm. (còn tiếp)

Cung đường “Nam tiến” không chỉ đơn thuần là cung đường giao thông mà còn là con đường truyền bá tư tưởng cách mạng, tạo thành một hành lang chính trị quần chúng nối liền Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên, làm bàn đạp tiến dần xuống trung du và trung châu; “Nam tiến” cũng trở thành cung đường phát triển lực lượng cách mạng một cách vững chắc. Về ý nghĩa của việc hình thành cung đường “Nam tiến”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Nam tiến là một yêu cầu chiến lược, là một chủ trương có tầm quan trọng đặc biệt”.

 CAO SƠN

相关文章

最新评论