游客发表
Tổng thu nhập cả nhà mỗi tháng hơn 10 triệu,àixếtrảtiềnlẻởCaiLậkqbs lấy nhau từ năm 1995, giờ vẫn ở nhà thuê. Lái xe 26 năm, và thứ năm tuần qua, lần đầu tiên người đàn ông này lên báo: anh bị hai cảnh sát cơ động xốc nách đưa đi ở trạm thu phí BOT Cai Lậy, trong lúc đang chờ lấy lại tiền lẻ trả lại.
Chuyện bắt đầu từ hồi tháng 8, khi đi ngang qua cây xăng gần Cai Lậy, anh nhìn thấy thùng tiền từ thiện đầy giấy bạc lẻ 500, 1.000, 2.000 đồng. “Đổi một ít cho anh được không?” - anh hỏi cô nhân viên. Hộp từ thiện đó khoảng 80.000 đồng. Hôm đó là 3/8.
Anh Phương là một trong những tài xế đầu tiên đi qua trạm thu phí dự án BOT Cai Lậy sử dụng tiền lẻ như một phương thức phản đối sự bất công. Vài ngày sau, nó trở thành một trào lưu, lan đi rồi trở thành một phương thức phổ biến của những lái xe qua trạm này.
Cho đến chiều ngày 30/11, anh Phương bị thu bằng lái xe khi đang trả tiền lẻ ở trạm thu phí. Xe cẩu đi tới. Hai cảnh sát cơ động xốc nách Phương đưa lên xe “như một tội phạm”.
Đôi dép bị văng mất. Bụng đói, người đàn ông này bị giữ từ 5 giờ tới 11 rưỡi đêm hôm đó. Anh em tài xế mua hộp cơm và đôi dép gửi vào nhưng không đến tay người nhận.
Ba giờ sáng, Phương mới về tới Dĩ An, Bình Dương. Chân vẫn không dép, đói, khát. Vợ và hai con ngồi đợi, hỏi gì anh cũng không nói.
Phương nổi tiếng. Từ hôm “lên clip”, có mấy người bạn thân thiết gọi anh ra uống cà phê, “gọi riết, mà tôi không dám ra”. Bà con lối xóm bu lại hỏi, vi phạm cái gì mà bị bắt nhốt trên xe tù chở đi thế. Anh cũng giải thích, rằng anh không có làm gì sai khi đưa tiền lẻ qua trạm thu phí Cai Lậy. Nhưng ở địa phương người ta đâu có hiểu, nhiều người chỉ thấy hình ảnh cảnh sát cơ động xốc nách chở đi “chắc anh phạm pháp điều gì”.
Đến hai đứa con, một đứa năm đầu, một đứa năm ba đại học, nó còn bảo: “Ba làm gì mà bị vậy, con còn mặt mũi nào ra đường”. Bạn bè chúng coi trên mạng, tưởng bố là tội nhân. Anh bảo “chỉ lo tụi nó bỏ học”.
Nhiều phát biểu liên quan đến các xung đột tại các trạm BOT gần đây gợi ý rằng có những hành vi mang tính tổ chức, có tính nhận thức và tính chủ động chống lại các chủ trương đúng đắn. Như nhà đầu tư dự án ở Cai Lậy, từng đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang “xử lý những trường hợp tài xế cố tình dùng tiền lẻ mua vé qua trạm”.
Nhiều người trong số họ là những người dân vô danh. Họ cũng có một mong muốn, như vợ chồng anh Phương bây giờ, là tiếp tục đi lái xe nuôi gia đình. Muốn được sống yên thân. Vì “cũng không biết làm nghề gì khác”.
Hai vợ chồng người tài xế ấy “cày hết ga”, một tháng thu nhập được 14 triệu, trả tiền thuê nhà 4 triệu, còn tiền học tiền ăn cho hai đứa học đại học là hết. Khoản vay ngân hàng 200 triệu chưa biết bao giờ hết nợ. Cái xe đang lái, cũng là xe thuê.
Người đàn ông ấy nói anh không có lý do gì để tự nhiên chống lại một chủ trương của Nhà nước. “Ai mà không muốn yên thân đi làm để lo cho gia đình. Chỉ là nó phi lý quá”.
Nhưng bởi vì đại diện của Bộ Giao thông đã khẳng định rằng “vị trí đặt trạm BOT trên quốc lộ 1 là hợp lý… đã được các bộ ngành và địa phương thống nhất”, nên trong mâu thuẫn ở trạm thu phí BOT, nơi những hàng xe dài ùn tắc, khi những xung đột phải có cảnh sát can thiệp, hẳn có ai đó đã sai. Và khi có ai đó sai, mà không phải là những người ký duyệt dự án, thì đó có lẽ là những tài xế.
Khi đằng sau mâu thuẫn ở dự án BOT Cai Lậy và hàng loạt dự án khác không có cái tên nào bị xướng lên, thì một người dân vô danh như anh Trịnh Hồng Phương được ra làm “nhân vật”. Mấy ngày nay "nhân vật này" không dám nhìn mặt lối xóm.
Khi những nhà quản lý không thể nhận sai thì cái sai dường như là của người dân.
Cuộc tâm sự với anh Phương kéo dài một tiếng rưỡi. Và sau rốt, mong muốn của người tài xế ấy vẫn là có lại cái bằng, để lái xe nuôi con.
Anh Phương, bị cảnh sát xốc nách, trở thành “kẻ có tội” trong mắt hàng xóm, trong mắt chính những đứa con của mình, liệu có phải vì không còn ai khác gánh cái vai có tội đó cho anh.
Hồng Phúc
>>>Xem thêm: Sòng phẳng với dân
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接