Albert Einstein,đểlạilờikhuyêngìchonềngiáodụctươlịch thi đấu trực tiếp hôm nay thiên tài vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại đã đúc kết về giáo dục trong câu nói ngắn gọn: “Giáo dục không phải là học thuộc những điều hiển nhiên, giáo dục là huấn luyện khả năng tư duy.”
Học để thi
Từ xưa đến nay, lối dạy học tại Việt Nam vẫn là “học để thi”. Những dạng bài tập hay lý thuyết thường xuất hiện trong đề thi những năm trước thì sẽ được học sinh học thật kĩ, làm đi làm lại đến khi nào nhuần nhuyễn “nhắm mắt vẫn làm được” mới thôi. Ngược lại, những kiến thức mở rộng, thường được đa số học sinh thờ ơ bỏ qua. Tại Việt Nam, hẳn bạn sẽ không còn quá xa lạ với hình ảnh những đứa trẻ học “tối mặt tối mày” từ 7h sáng đến 5h chiều tại trường, tiếp theo là 2-3 tiếng học phụ đạo cho đến tận 9-10 giờ tối.
Thời gian học kéo dài, làm bài tập đủ mọi dạng nhưng khả năng liên hệ với thực tế của học sinh Việt lại hầu như rất kém. Một tình huống “dở khóc, dở cười” ở môn hóa học là dù tính toán nhanh, cân bằng phương trình chỉ trong tích tắc nhưng học sinh Việt Nam ít khi nào có cơ hội tự tay mình thực hiện các thí nghiệm.
Các em cũng lúng túng khi giải thích những hiện tượng hóa học quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày như tại sao quả táo ngả sang màu nâu khi bị gọt bỏ vỏ, tại sao “chảo không dính” lại tốt như vậy, khi chiên rán thức ăn lại không bị dính chảo.
Việc học xa rời thực tế, ít áp dụng được vào công việc và cuộc sống. Tại Việt Nam, theo Bộ LĐTBXH, quý I/2016 cả nước có 225.000 người trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Thực trạng này phần nào phản ánh kết quả của lối tư duy “học để thi” đã bám rễ sâu vào suy nghĩ người Việt.
Triết lý giáo dục của UNESCO
Khác với quan niệm “học để thi”, triết lý giáo dục của UNESCO là: “học để biết; học để làm; học để tồn tại; và học để chung sống.” Học không phải để nhớ những kiến thức, sự kiện mà quan trọng hơn là biết tư duy để áp dụng chúng vào cuộc sống, như Einstein đã nói.
Tại những nước phát triển, thi cử là điều kiện cần để đánh giá năng lực một học sinh. Điều kiện đủ là học sinh phải có khả năng tư duy, óc phân tích và giải quyết vấn đề trong thực tế một cách sáng tạo. Vì vậy, bên cạnh những bài tập trên lớp, học sinh phải tham gia những hoạt động xã hội, tình nguyện, thể thao và sân chơi rèn luyện tư duy.
Học sinh Âu Mỹ học làm việc theo nhóm và cập nhật kiến thức công nghệ từ rất sớm |
Phương pháp tư duy thế kỷ 21
Ở các nước tiên tiến, rất nhiều trường học đang giáo dục cho học sinh các kỹ năng thế kỷ 21 để các em sau này trở thành những công dân ưu tú, những con người năng động sẵn sàng gia nhập lực lượng lao động cạnh tranh nhất. Với nền móng những kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, làm việc nhóm, phản biện được rèn luyện từ nhỏ, những trẻ em này sẽ là thế hệ lãnh đạo đầy hứa hẹn của thế kỷ 21.
Là tổ chức giáo dục hàng đầu Việt Nam với tâm huyết phát triển thế hệ trẻ thành những công dân toàn cầu, trung tâm Anh ngữ ILA dành ra 3 năm nghiên cứu bài bản, đi tiên phong trong việc xây dựng “Phương pháp học tư duy thế kỷ 21”và áp dụng vào chương trình học tiếng Anh của mình.
Chương trình mới của ILA bao gồm những khóa học theo dự án, giáo trình và tài liệu được chia sẻ mở qua cổng điện tử và nhiều hoạt động làm việc nhóm, thuyết trình và phản biện nhằm giúp học sinh thành thạo nhóm 6 kỹ năng: Giao tiếp, Làm việc nhóm, Sáng tạo, Tư duy phản biện, Kiến thức công nghệ và Khả năng tự hoàn thiện bản thân.
Để triển khai Phương pháp học tư duy thế kỷ 21, bên cạnh một môi trường dạy và học đúng chuẩn quốc tế với đội ngũ giáo viên bản ngữ có bằng cấp và chuyên môn cao, ILA còn sở hữu“ngân hàng” đề tài được chọn lọc, soạn thảo và cập nhật liên tục nhằm đáp ứng sự phát triển của từng lứa tuổi, cơ sở vật chất phù hợp với mô hình học theo dự án vàlàm việc theo nhóm; sử dụng 100% thiết bị công nghệ để phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin và thuyết trình của giáo viên, học viên;…
Với sự đầu tư và chuẩn bị dài hơi, chu đáo, có tầm và có tâm, ILA Việt Nam tự tin khẳng địnhhọc viên của mình sẽkhông chỉ thành thạo tiếng Anh, hiểu biết kiến thức mà còn rèn luyện hiệu quả 6 kỹ năng tư duy để gia nhập hàng ngũ “công dân toàn cầu” của thế kỷ 21 – điều mà thiên tài Albert Einstein đã nhắn nhủ nhân loại từ nhiều năm trước.