Với người thành công,ườithànhcôngđốimặtthếnàovớithấtbạkết quả bóng đá phần lan 2 thất bại chỉ là một sự cá biệt, không phải là ‘căn bệnh’ kinh niên. Thất bại cũng không phải là bản chất cá nhân.
Chấp nhận sai lầm
Thất bại cũng là chuyện thường tình như thành công vậy. Kì vọng cuộc sống trôi chảy tức là bạn đang mơ mộng hoá rồi. Người thành công luôn tâm niệm, thất bại giúp họ cân bằng cuộc sống và mở ra cơ hội để phát triển bản thân.
Người thành công bác bỏ sự bác bỏ
Author James Allen từng nói: ‘Theo nghĩa đen, một người đàn ông là những gì anh ta nghĩ. Tính cách là tổng hợp tất cả các suy nghĩ của anh ta’. Đó là lý do tại sao việc đảm bảo cho những suy nghĩ của bạn luôn đi đúng hướng là điều rất quan trọng.
Có những người không chịu từ bỏ, vẫn tiếp tục cố gắng vì họ không căn cứ vào kết quả đạt được mà đánh giá giá trị bản thân. Họ có ý thức tự nhận thức về chính bản thân mình. Thay vì nói: ‘Tôi là kẻ thất bại’, họ sẽ nói: ‘Tôi đã quên điều gì đó’ hay ‘Tôi vừa mắc sai lầm’.
Chúng ta có 2 lựa chọn khi đối diện với thất bại, đó là chấp nhận hoặc than thở. ‘Con người thường đổ lỗi cho chính mình khi họ thất bại… họ nghĩ mình bất tài vô dụng’. Để giữ được cái nhìn đúng đắn, hãy chịu trách nhiệm với những hành động của bạn và đừng coi thất bại là bản chất của cá nhân.
Người thành công coi thất bại chỉ là tạm thời
Những người cá nhân hóa thất bại thường coi rắc rối như một cái hố mà họ bị kẹt lại vĩnh viễn trong đó. Song người thành công coi mọi khó khăn chỉ là tạm thời. Với họ thất bại là là một sự kiện cá biệt, không phải là ‘căn bệnh’ kinh niên. Đã có rất nhiều bậc vĩ nhân, tỷ phú trên thế giới từng rơi vào vực thẳm thất bại nhưng họ đã vươn lên và tỏa sáng.
Người thành công không để ý đến những người xung quanh nhìn mình như thế nào
Những thất bại, sai lầm ghê gớm đến đâu rồi cũng sẽ là chuyện quá khứ. Nếu mọi người đang đánh giá bạn (đó là điều bạn nghĩ nhé, làm sao mình biết được họ có đánh giá hay không), rồi họ cũng sẽ không còn thời gian và tâm sức nghĩ đến bạn, vì chính họ còn đang bận lo cho sai lầm của chính mình.
Người thành công luôn nghĩ ai cũng có sai lầm lúc này hay lúc khác, người khác làm sao biết được bạn đã cố gắng bao nhiêu, bạn đã làm gì để có được bạn ngày hôm nay? Làm ‘cái máy’ chỉ trích người khác thật quá dễ dàng. Bạn thật sự không cần để ý đến họ đâu.
Người thành công coi thất bại là một sự cá biệt
Với người thành công, thất bại chỉ là một sự cá biệt, không phải là ‘căn bênh’ kinh niên. Thất bại cũng không phải là bản chất cá nhân. Nếu bạn muốn thành công, đừng để bất cứ sự cá biệt nào ảnh hưởng tới cách nhìn nhận chính mình. Nhưng rất nhiều người coi thất bại là nỗi ám ảnh quá lớn khiến họ không bao giờ dám đứng lên làm lại mọi thứ. Cũng chính bởi vậy họ luôn là người thất bại.
Vào đầu thập kỷ 1990, Donald Trump gặp khó khăn lớn về tài chính và đã phải gánh khoản nợ lên đến 9 tỷ USD. Lúc này, hầu như mọi người đều nghĩ rằng ông sẽ gục ngã. Thế nhưng, bằng bản lĩnh và sự kiên cường, Donald Trump vẫn vượt qua được những ngày tăm tối đó một cách ngoạn mục. Sự thất bại chỉ là cá biệt, nó không thể đánh gục một con người bản lĩnh.
Người thành công tập trung vào điểm mạnh
Một cách khác mà người thành công tự giúp mình tránh khỏi sự cá nhân hóa thất bại là tập trung vào điểm mạnh của bản thân. Điều khác biệt giữa người thắng và kẻ thu là người thắng luôn tập trung bào những điều họ có thể làm thay vì những điều họ không thể làm.
Nếu một người là tay súng cừ khôi, chứ không phải một vận động viên trượt băng giỏi, anh ta sẽ chỉ nghĩ về bắn súng- chứ không bao giờ nghĩ về chuyện trượt băng. Hãy ghi nhớ điều này vì thành công của bạn.
Nếu điểm yếu thuộc về đặc điểm tính cách, bạn cần chú ý nhiều hơn. Hãy tập trung cải thiện điểm yếu đó cho đến khi bạn thành công. Mặt khác, điều chắc chắn nhất của mục tiêu tiến lên từ thất bại là phát triển và phát huy tối đa thế mạnh của bạn.
Người thành công thay đổi con đường đi đến thành công
Trong cuốn The Psychology of Achievement, Brian Tracy đã viết về 4 triệu phú- những người trở nên giàu có ở độ tuổi 35. Họ đã dành tâm sức của mình cho khoảng 17 doanh nghiệp trước khi tìm ra một doanh nghiệp để đưa họ đến đỉnh cao. Họ vẫn tiếp tục cố gắng và thay đổi cho đến khi tìm thấy điều phục vụ tối ưu cho bản thân.
Người thành công sẵn sàng thay đổi phương thức giải quyết vấn đề. Đó là điều vô cùng quan trọng trong từng bước đi của cuộc đời, chứ không riêng gì trong kinh doanh.
Người thành công đều đứng dậy sau thất bại
Tất cả những người thành công đều có khả năng đứng dậy sau những sai lầm, thất bại. Nhà tâm lý học Simone Caruthers từng nói ‘Cuộc sống là một chuỗi những kết quả. Đôi khi quả đó đúng như những gì bạn muốn. Thật tuyệt vời. Hãy nhìn nhận lại những điều bạn đã làm đúng.
Tuy nhiên, đôi khi, kết quả lại không như bạn mong muốn, nhưng điều đó cũng thật tuyệt vời. Hãy nhìn nhận lại những điều bạn đã làm và không lặp lại lần nữa’. Đó là chìa khóa đứng dậy sau thất bại.
Người thành công có thể tiếp tục tiến về phía trước bất kể điều gì xảy ra. Họ có thể làm được điều đó bởi họ luôn nhớ rằng thất bại này không biến họ thành kẻ thất bại. Đừng coi thất bại là bản chất cá nhân. Đó là cách bạn thoát khỏi chúng.
(Theo Ngọc Anh/Doisongphapluat)
Xem thêm:
Thái độ làm việc mới dẫn tới thành công chứ không phải thông minh