Đặc sản ngon nhất ở Pleiku_lichj c1

Đến phố núi Pleiku (Gia Lai),Đặcsảnngonnhấtởlichj c1 du khách không chỉ có cơ hội được ngắm nhìn đồi núi mênh mông bất tận hay tìm hiểu phong tục tập quán của người dân nơi đây, mà còn được thưởng thức những món ăn ngon, lạ, hấp dẫn, không thể tìm thấy ở bất cứ vùng đất nào khác.

1. Cơm lam và gà nướng

Cơm lam là món ăn đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc và khu vực Tây Nguyên, có cách chế biến khá đơn giản.

Cơm lam được nấu bằng loại gạo nếp nương có hạt nhỏ, thon dài. Sau khi nướng xong ống cơm, bóc từng miếng tre bên ngoài, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm của gạo quyện lẫn mùi ngai ngái của tre nứa, mang đậm hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

{keywords}

Cơm lam ăn với gà nướng là món ăn hấp dẫn bất kỳ du khách nào khi đến Tây Nguyên.

Đăc biệt, cơm lam phố núi Pleiku có một món ăn đi kèm vô cùng hấp dẫn: món gà nướng. Gà nơi đây được thả vườn nên có thịt dai, chắc. Gà được ướp cùng với chút muối cho đậm đà, thêm ớt, sả và một chút mật ong rồi kẹp vào thanh tre, đem nướng trên bếp lửa hồng. Người làm phải khéo léo trở gà đều để không bị cháy. Gà chín có một màu vàng ruộm, mỡ màng.

Vị ngọt, thơm của mật ong thấm vào miếng thịt ngọt, kèm theo vị cay của ớt kích thích vị giác khiến bạn ăn nhiều mà không thấy ngán.

2. Phở khô

Có lẽ với người Pleiku , phở khô không chỉ là món ăn nổi tiếng mà còn là niềm tự hào. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng phở khô trên khắp phố phường. Món này có tên gọi khác là Phở hai tô, vì khi thưởng thức, thực khách sẽ được phục vụ hai tô, gồm bánh phở và nước súp.

{keywords}

Phở khô gà là lựa chọn được nhiều thực khách yêu thích

Bánh phở làm từ bột gạo cay, có sợi nhỏ, săn và mịn. Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, vón cục để khách dễ thêm tương nâu, xì dầu hoặc tương ớt.

Tô phở khô nhất định không thể thiếu thịt heo bằm nhỏ, gà xé sợi và hành khô phi giòn. Còn tô nước lèo gồm nước ninh gà, thịt bò tái hoặc bò gân, bắp hay bò viên tùy khẩu vị mỗi người. Rau ăn kèm với phở khô là xà lách, húng quế, giá trụng.

Khi thưởng thức phở khô, bạn sẽ chủ động gia giảm nêm trộn theo khẩu vị. Gắp một đũa phở cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị dai ngọt của sợi phở, thơm đậm đà của tương, giòn của giá và ngọt thanh của nước lèo.

3. Bún mắm cua

Đây là món ăn đặc biệt của Pleiku. Tuy có mùi lạ, nồng của mắm nguyên chất và nước cua lên men, nhưng bún mắm cua có khả năng “gây nghiện” cho bất cứ du khách nào từng thưởng thức. Để có một bát bún ngon, người làm cũng cần hết sức kỳ công chế biến.

Nguyên liệu để tạo ra món bún mắm cua rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, chả hoặc nem, da lợn chiên giòn, các loại gia vị ớt, mắm nêm. Cua đồng- thành phần chủ đạo của món ăn thường có thịt chắc và ngọt hơn vào mùa mưa.

{keywords}

Ai đã ăn bún mắm cua sẽ nhớ mãi bởi hương vị đặc trưng.

Bún cua có vị mặn của mắm, vị thơm các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm, vị cay của ớt, âm thanh giòn rụm của da lợn… tất cả hòa quyện nhau tạo nên món ăn rất hấp dẫn và ngon miệng.

Bún cua ăn kèm với bánh phồng tôm rất ngon và thường được dọn kèm cùng với các loại rau xà lách, ngổ, kinh giới, rau thơm, giá hay hoa chuối thái nhỏ.

4. Bún mắm nêm

Đây là món ăn dân dã của người dân phố núi Pleiku. Thành phần món ăn đơn giản với bún và mắm cùng một ít rau sống. Đơn giản là thế, nhưng với những người đã một lần thưởng thức món ăn này sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, đậm đà mà nó mang lại.

{keywords}

Sự pha trộn hương vị làm nên một món ăn đậm đà và ngon miệng

Trong món ăn này, mắm nêm là thành phần chính. Mắm nêm được làm từ cá cơm rửa sạch, ướp với muối theo một tỷ lệ nhất định, cho vào hũ đậy kín lại. Tùy theo thời tiết và nhiệt độ mà mắm có thể chín sau khoảng từ 7 đến 9 ngày. Khi đó mắm hơi sền sệt và có mùi thơm ngào ngạt mà mùi lạ đặc trưng. Khi ăn với bún, mắm được thêm vào nhiều gia vị như chanh, tỏi, ớt, đường và dứa bằm nhỏ để làm dịu vị mặn và dậy mùi thơm rất ngon.

Một bát bún đầy đủ với rau sống xếp dưới cùng, bên trên là bún tươi, rồi đến thịt luộc, chả, nem, ít dưa leo cùng chén mắm nêm sẽ kích thích vị giác của bạn.

5. Bò một nắng

Chế biến bò một nắng rất đơn giản, nhưng điều mấu Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt là ở khâu chọn nguyên liệu. Thịt bò nhất quyết phải là bò tơ, được chăn thả trong tự nhiên thì thớ thịt mới săn chắc, ít nước lại có vị ngọt tự nhiên, đem lại cảm giác ngon miệng.

{keywords}

Thịt được lọc bỏ da, rửa sạch và thái thành từng miếng mỏng, lớn cỡ bằng bàn tay và đem ướp sơ qua với các loại gia vị như đường, muối, bột nêm, ớt trái giã nhỏ, vừng. Khâu ướp thit cần nhờ đến sự khéo léo của người làm, không nên ướp đậm quá vì khi nướng chín, thịt sẽ bị mặn, cũng không nên ướp nhạt quá, bò không thấm đủ gia vị, sẽ nhanh hư, không để lâu được. Sau đó đem phơi ngoài nắng trong một ngày.

Khi ăn, chỉ cần lấy từng miếng thịt, cho lên vỉ và nướng trên bếp than hồng. Thịt nướng chín rám vàng hai cạnh cùng mùi thơm tỏa ra rất quyến rũ.

6. Gỏi lá rừng

Đến với Pleiku, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, chắc chắn bạn sẽ còn cảm nhận được hương vị Tây Nguyên qua những chiếc lá. Món lẩu lá rừng là hương vị của quê hương, xứ sở đồng bào Gia Lai.

{keywords}

Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

Mắm thịt và nem thính được cuốn cùng với các loại lá, tạo nên sự hòa quyện giữa vị cay nồng của lá tươi và vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính, cho ta nhiều cảm giác lạ.

(Theo Dantri.com)

Thịt bò thường được ăn kèm muối kiến- đặc sản Pleiku
Thể thao
上一篇:Xử phạt nam thanh niên người New Zealand vẽ bậy ở Quận 1
下一篇:Cuộc sống bệnh tật, không vợ con của 'thánh lồng tiếng' Thế Phương