“Đêm định mệnh” Hơn 44 năm về trước,ìnhtrămnămtậpNgườiphụnữcóđêmđộngphòngbấtkhảkhákèo ngoại hạng hôm nay khi còn là anh thanh niên thích phong cách thời trang hippie, ông Phạm Xuân Nghiêm (67 tuổi, TP Hạ Long, Quảng Ninh) làm việc tại một mỏ than. Một lần, khi đến nhà ăn tập thể của khu mỏ, ông gặp bà Lê Thị Kim Chi. Dù lúc này đang yêu một người con gái khác, ông Nghiêm vẫn bị vẻ đẹp của người con gái có má lúm đồng tiền cuốn hút. Biết bà Chi là kế toán của nhà ăn, mỗi ngày sau khi đóng dấu phiếu ăn, ông Nghiêm nán lại, đứng nấp sau cánh cửa nhìn bà. Ban đầu, bà Chi không hề có cảm tình với ông. Bà vốn xuất thân từ quân đội nên ý thức kỷ luật rất cao. Trong khi đó, ông Nghiêm từng có thời gian đi học tập tại Đức nên rất hiện đại. Ông định ghi điểm với bà bằng phong cách thời trang hippie quần ống loe, áo sơ mi in hình chim cò, tóc dài ngang vai. Tuy vậy, bà Chi vẫn không để ý. Mãi cho đến khi thấy ông nhiều lần lấp ló sau cửa sổ lén nhìn mình, bà mới ngạc nhiên. Thấy lạ, bà vẫy tay, gọi ông vào nói chuyện. Từ đó, mỗi khi đóng dấu phiếu ăn xong, ông lại ngồi trò chuyện với bà. Những cuộc trò chuyện ấy khiến 2 người dần có cảm tình với nhau. Lâu dần, ông Nghiêm cảm thấy trái tim mình nghiêng về người con gái mới quen. Tuy vậy, sợ người yêu đau lòng, ông không dám nói lời chia tay. Ông tìm cách lảng tránh, trốn chạy người yêu cùng cuộc tình không duyên nợ để theo đuổi bà Chi. Lúc này, bà Chi cũng loáng thoáng biết chuyện ông Nghiêm đã có người con gái khác. Bố mẹ bà cũng không có cảm tình với ông Nghiêm vì thời điểm đó, ông “nổi tiếng càn quấy, ăn mặc không giống ai”. Do vậy, dù có cảm tình nhưng bà Chi vẫn lưỡng lự, chưa quyết định đến với ông Nghiêm. Thế nhưng, sau khi có "đêm động phòng bất khả kháng" với ông, bà quyết tâm lấy ông làm chồng. Chuyện xảy ra khi ông Nghiêm mời bà Chi theo mình về quê làm lễ cúng 49 ngày cho người bố vừa qua đời. Sau lễ cúng, trời đã về khuya, bà Chi những tưởng mình sẽ được ông sắp xếp cho ngủ cùng các chị dâu. Nào ngờ lúc này, ai về phòng nấy, bỏ bà bơ vơ. Không có chỗ ngủ, bà ra hiên nhà ngồi. Tiếng mưa rả rích hòa cùng tiếng côn trùng trong đêm tối khiến bà cô đơn, sợ hãi. Tại chương trình Tình trăm nămtập 176, bà Chi (67 tuổi) kể: “Ông ấy đến bên tôi ngồi nói chuyện đến khuya rồi bảo vào nhà ngủ. Lúc này, chỉ còn chiếc giường được kê sát với chiếc giường anh chị của ông ấy đang nằm. Không còn cách nào khác, chúng tôi lên nằm ở đấy. Hai chiếc giường gần nhau nên khi ông ấy tỏ tình, tôi không dám lên tiếng vì xấu hổ. Trong tình thế bất khả kháng, tôi không biết phải làm thế nào. Trong lòng tôi lúc ấy chỉ nghĩ mình đã trao ai thì nhất định phải lấy người ấy làm chồng. Thế rồi tôi có đêm động phòng bất khả kháng”. Từng hận bản thân mình Sau đêm ấy, tình cảm của hai người thêm sâu đậm. Dẫu vậy, cả hai vẫn chưa nghĩ đến chuyện kết hôn. Một tháng sau, bà Chi phát hiện mình mang thai và đặt vấn đề cưới xin với người yêu. Ông Nghiêm không đồng tình với lý do bố vừa mất không thể tổ chức đám cưới. Lúc này, ý nghĩ mình đã sập bẫy ông xuất hiện trong tâm trí bà. Bà Chi quyết bắt người yêu phải chịu trách nhiệm. Bà chấp nhận không tổ chức đám cưới nhưng yêu cầu gia đình ông phải đến nhà mình làm lễ ăn hỏi. Ông Nghiêm đồng ý. Đôi bên gia đình tổ chức lễ hỏi với 3 mâm cơm ấm cúng. Gia cảnh khó khăn, lúc lấy nhau, ông bà chỉ đủ tiền mua một chiếc màn tuyn mới. Cả hai đến ở nhờ nhà bà ngoại của bà Chi. Khi con được 8 tháng, vì không có ai trông nom bé để mình đi làm, ông bà quyết định đến ở nhờ nhà một người thân không lập gia đình. Thế rồi biến cố ập đến. Đứa con đầu lòng của ông bà bất ngờ bị bệnh nặng, không qua khỏi. Hứng chịu nỗi đau quá lớn, ông bà chỉ biết ôm nhau khóc. Mất con, ông bà lại xách va li đi ở nhờ trong một căn nhà tập thể bị chủ cũ bỏ lại. Cả hai dọn dẹp nhà cửa, bắt đầu lại cuộc sống. Nào ngờ, chỉ ít tháng sau, căn nhà bị trộm ghé thăm, lấy sạch đồ đạc. Sợ hãi, bà Chi dốc hết số tiền bấy lâu chắt bóp, mua lại căn nhà cũ ở lưng chừng núi. Mua được nhà, vợ chồng ông hạnh phúc tột cùng bởi đã có tấc đất cắm dùi. Rồi bà Chi sinh đứa con thứ 2. Không có ai chăm con, ông bà phải chia ca đi làm. Bà Chi xin chuyển làm ca 1 để ông Nghiêm nhận làm ca 2. Mỗi ngày, 60h30 sáng, bà Chi đã ra khỏi cửa. Ông Nghiêm ở nhà trông con mọn. Tan ca, bà không dám đợi xe của mỏ than chở về mà chủ động vừa đi bộ vừa chạy để về nhà cho kịp lúc chồng vào ca. Nhiều hôm, ông bà chỉ kịp thấy nhau lúc trao, nhận con để đi làm. Bà tâm sự: “Lúc mới yêu, tôi thấy cuộc sống tươi đẹp, lãng mạn. Cưới nhau về, cuộc sống bắt đầu khó khăn, tăm tối, tôi hận bản thân lắm. Nhưng tôi chỉ tự trách mình vì đã để đêm định mệnh ấy xảy ra chứ không giận ông ấy”. Suy nghĩ ấy khiến bà chấp nhận, rơi nước mắt một mình. Trong khi đó, ông Nghiêm yêu thương vợ nên gần như không khiến bà phải phiền lòng. Con được 1 tuổi, ông bà quyết định bán căn nhà ở lưng chừng núi, mua một ngôi nhà khác gần khu mỏ. Tại đây, ông Nghiêm vừa đi làm vừa tôi vôi, đóng gạch… kiếm thêm thu nhập. Công việc thuận lợi, ông bà có tiền mua đất, cất nhà khang trang, ổn định cuộc sống. Hiện nay, ông bà có gia đình hạnh phúc cùng 2 con thành đạt. Cuối chương trình, ông Nghiêm bất ngờ gửi đến vợ bức thư tay đầy xúc động. Trong niềm cảm xúc dâng trào, ông nắm tay vợ, nói: “Vợ chồng mình sống với nhau mấy chục năm, trong thâm tâm anh lúc nào cũng muốn những điều tốt cho vợ, con. Dẫu vậy, anh không thể thể hiện những cảm xúc ấy qua hành động, lời nói. Mong rằng vợ chồng mình luôn giữ được mái ấm gia đình, tình yêu đến trọn đời”.Gặp nhau trong ruộng bắp, đôi uyên ương có hạnh phúc trọn đời
Lo sợ chiến tranh chia cắt tình duyên, đôi tình nhân quyết định trao nhau lần đầu trong đêm hai người gặp nhau giữa ruộng bắp. Ông bà có cuộc hôn nhân hạnh phúc suốt 55 năm.