Cuộc thi nhằm thúc đẩy phong trào thi đua học tập,ênnướcngoàihátquanhọđọcraptiếngViệbảng xếp hạng cúp quốc gia pháp nâng cao chất lượng đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài, tăng cường tình hữu nghị, giao lưu văn hóa Việt Nam với các nước.
Qua vòng sơ khảo, ban tổ chức đã tìm ra được 8 thí sinh xuất sắc nhất vào vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện tiếng Việt năm 2023.
Ở vòng chung kết, các thí sinh đã trải qua 2 phần thi Tài năng và Hùng biện. Ở phần thi Tài năng, các sinh viên nước ngoài đã trổ tài đọc rap, hát bằng tiếng Việt,...
Tiết mục hát “Yêu lại từ đầu” của sinh viên người Nhật Bản (Inokuchi Daichi sinh viên lớp Biên phiên dịch 1):
Tiết mục đọc rap tiếng Việt của sinh viên Trung Quốc (Chen GuangLun, lớp Kinh tế đối ngoại và Du lịch):
Ở phần thi Hùng biện, các thí sinh đã chia sẻ những chủ đề về văn hóa, con người Việt Nam hoặc cảm nhận của bản thân về Việt Nam như: Văn hóa ăn trầu của người Việt, ngày lễ Vu Lan báo hiếu của người Việt, Hà Nội 36 phố phường, món ăn Việt Nam, người Việt trong con mắt bản thân/người nước ngoài...
Tiết mục hát quan họ và phần hùng biện Văn hóa ăn trầu của người Việt của Atarashi Saku (người Nhật Bản, lớp 1V0422):
Sinh viên Trung Quốc với phần hùng biện “Việt Nam trong tôi” (Zhou Ye, lớp Biên phiên dịch 2):
TS Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội, cho hay: “Ngôn ngữ là phương tiện để thâm nhập, kết nối mọi người và để “toàn cầu hóa” mỗi người. Ngôn ngữ không chỉ là cầu nối của kinh tế, đối ngoại, an ninh quốc phòng còn là cầu nối giữa niềm tin và sự hòa hợp; là cầu nối giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới...
Các bạn sinh viên nước ngoài khi học tiếng Việt, biết tiếng Việt sẽ hiểu sâu hơn về văn hóa, thêm yêu mến đất nước và con người Việt Nam”.
Với chủ đề “Việt Nam trong tôi”, các thí sinh người nước ngoài với vốn tiếng Việt đã học tập tại Trường ĐH Hà Nội đã chia sẻ những kiến thức, hiểu biết và cảm nhận về truyền thống, lịch sử, văn hóa, con người cũng như những trải nghiệm về cuộc sống và quá trình học tập tại Việt Nam.