"Khủng hoảng" nhân lực Tại buổi tọa đàm "Đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch TPHCM năm 2023" do Sở Du lịch TPHCM tổ chức,ânsựngànhdulịchphảiđàotạolạisaukhiratrườkết quả bóng đá vô địch quốc gia bỉ Giám đốc Nhân sự Tập đoàn IHG, bà Đoàn Trần Phương Thảo cho biết, khó khăn chung trong đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực là do chương trình đào tạo chưa sát với thực tế công việc; chất lượng chuyên môn, kỹ năng chưa được cải thiện nhiều. Thực tế, TPHCM có 200 cơ sở đào tạo du lịch, trong đó có 62 trường đại học có khoa du lịch; 54 trường cao đẳng, 71 trường trung cấp, 4 trung tâm dạy nghề. Tuy nhiên, tính liên thông về chương trình, kết cấu chương trình đào tạo giữa các cơ sở không đồng nhất. Trình độ ngoại ngữ của lực lượng lao động chưa cao, còn gặp nhiều phàn nàn từ khách hàng. Bà Trần Thị Việt Hương - Giám đốc Nhân sự công ty Du lịch Vietravel cho biết, hiện việc tuyển dụng các vị trí liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, định hướng và phát triển dự án, kế hoạch, sản phẩm thị trường ở xa vẫn rất khó tuyển ứng viên phù hợp. Trong đó, do sự khác biệt lớn so với những đơn vị cùng ngành, yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ và kinh nghiệm làm nghề cũng khắt khe hơn. Tại Vietravel, 90% lực lượng ứng viên mới tốt nghiệp đều cần đào tạo lại để có thể thích ứng dần với công việc. Kỹ năng giao tiếp và xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình làm việc với khách hàng, với đồng nghiệp của một số ứng viên còn nhiều hạn chế. Năng lực ngoại ngữ và thái độ làm việc chưa đạt như kỳ vọng. "Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận sinh viên ở các trường trong nước, sinh viên nước ngoài. Nhưng học sinh nước ngoài sẽ khó hơn vì thói quen văn hóa, lối sống nước ngoài thường không đáp ứng được áp lực khi làm việc ở Việt Nam. Còn sinh viên trong nước mới ra trường thì không quá khó khăn, vì các bạn như tờ giấy trắng", bà Hương nói. Bên cạnh đó, việc đào tạo các nội dung liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn cho ứng viên mới còn chiếm khá nhiều thời gian. Trong tương lai, công ty cần tăng thêm thời lượng cho các nội dung đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực quản trị, đa dạng hóa kỹ năng mềm và ngoại ngữ cho lực lượng lao động nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc của một tập đoàn lữ hành đa quốc gia. "Thực tế cho thấy, để có thể triển khai thành công các chương trình đào tạo, doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí, nhân lực và thời gian tương xứng thì việc đào tạo mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc tuân thủ cam kết làm việc tại công ty sau thời gian đào tạo của nhân sự chưa được thực hiện nghiêm túc. Trong một số hoàn cảnh, Vietravel vô hình trung trở thành 'cơ sở đào tạo' nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị khác", bà Hương phát biểu. Đổi mới đào tạo Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM bà Bùi Thị Ngọc Hiếu cho biết, tháng 3/2022, khi TPHCM mở cửa du lịch, đón khách quốc tế thì ngành du lịch lại không có đủ nhân lực có năng lực để phục vụ. Ngay sau đó, Sở Du lịch đã kết nối các đơn vị liên quan, nhằm lên kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực đang thiếu hụt. "Các đơn vị cần đào tạo như thế nào để nhân sự ra trường là đi làm được ngay, không cần doanh nghiệp phải đào tạo lại từ đầu nữa. Chúng ta cần định hướng đào tạo như thế nào để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, lâu dài trong thời gian sắp tới", bà Hiếu nói. Từ phía doanh nghiệp, Giám đốc Nhân sự Công ty Du lịch Vietravel cũng mong các cơ sở đào tạo cần không ngừng cập nhật xu thế phát triển du lịch, quan tâm đổi mới chương trình theo hướng hội nhập quốc tế, lồng ghép vào chương trình đào tạo các tiêu chuẩn nghề. "Các đơn vị cần chú trọng đào tạo lý thuyết gắn kết với thực hành, nâng cao yêu cầu về kỹ năng nghề, kỹ năng xử lý tình huống và ưu tiên kỹ năng giao tiếp thông thạo bằng ngoại ngữ", bà Trần Thị Việt Hương chia sẻ. Bà Thái Thị Hoài Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm thanh niên TPHCM dự đoán, ngành quản trị du lịch và lữ hành sẽ phát triển, mang nhiều tín hiệu tích cực trong thời gian tới. "Với số liệu thống kê, vị chi trung bình một cơ sở đào tạo chỉ cung cấp được khoảng 75 lao động có tay nghề cao trong ngành du lịch. Sắp tới, ngành quản trị du lịch và lữ hành trở thành ngành công nghiệp thứ 6. Vậy nên cần hướng nghiệp cho các em từ những năm trung học", bà Sơn nói. |