Đã 107 năm trôi qua kể từ ngày 5-6-1911,ườiđitìmđườngthiếtkếtươket qua c1 chau a với tên Văn Ba, người thanh niên ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam - Nguyễn Tất Thành rời mẹ Tổ quốc, lên tàu Latouche Tréville, mở đầu cuộc hành trình vạn dặm quyết tâm tìm đường cứu nước, cứu dân. Từ con đường giải phóng dân tộc mà Người đã lựa chọn sau bao năm bôn ba ở nước ngoài trên khắp các châu lục, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12-1920. (Ảnh tư liệu) “Tìm đường đi cho dân tộc theo đi” Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, phong trào yêu nước ở Việt Nam đã nổ ra khắp nơi với nhiều xu hướng khác nhau. Đó là các cuộc khởi nghĩa chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương; các cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm; phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục... do các sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo. Mặc dù diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi nhưng tất cả các phong trào đó đều thất bại vì thiếu một con đường và phương pháp đấu tranh đúng đắn, phù hợp với tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ. Đến cuối thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh cứu nước, giải phóng dân tộc ở Việt Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng, bế tắc cả về lý luận, đường lối và phương thức đấu tranh. Từ những bài học lịch sử của các bậc tiền bối và qua khảo nghiệm trong thực tiễn, Nguyễn Tất Thành thấy rằng phải tìm con đường khác, con đường mới; phải đi ra nước ngoài nhưng theo một hướng khác. Xuất phát từ lòng yêu nước mãnh liệt, với một cách suy nghĩ táo bạo, một trí tuệ sắc sảo, Người đã quyết định đi tìm con đường giải phóng dân tộc theo hướng hoàn toàn mới. Với một sự mẫn cảm đặc biệt, Nguyễn Tất Thành không đi sang nước Nhật, không tìm về châu Á mà Người sang nước Pháp, đến tận nơi nước đang cai trị mình, đến tận châu Âu, nơi đang có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, về văn hóa, về chính trị để xem người ta làm như thế nào rồi trở về cứu giúp đồng bào. Bác ra đi, hành trang chỉ là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, quyết tâm tìm con đường cứu dân. “Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông” Sau thời gian ở Pháp, Nguyễn Tất Thành tiếp tục cuộc hành trình đi qua nhiều châu lục khác. Trên suốt chặng đường bôn ba, cuộc sống đầy gian khổ không làm Người chùn bước, trái lại, càng tôi luyện, hun đúc lòng yêu nước nồng nàn với mục tiêu giải phóng dân tộc kiên định. “Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê/Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá/Và sương mù thành Luân Đôn có nhớ/Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?”. Người tranh thủ mọi thời cơ để học hỏi, nghiên cứu các học thuyết cách mạng, hòa mình vào thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Chính chủ nghĩa yêu nước cùng với những năm tháng tìm tòi không mệt mỏi về lý luận và hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi hiểm nguy, đến với chủ nghĩa Mác Lênin, trở thành nhà hoạt động quốc tế xuất sắc Nguyễn Ái Quốc. Sớm nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng tháng Mười mở ra, Người đã khám phá ra chân lý “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp, sống ở Paris, tham gia những hoạt động của Đảng xã hội Pháp, tham gia trong hoạt động của những người yêu nước Việt Nam tại Pháp và đặc biệt, khi tiếp cận được với Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa thì đích Người cần tìm đã đạt được. “Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông/Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt/Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc/Sao vàng bay theo liềm búa công nông...”. Luận cương của Lênin đã chỉ ra những điều mà Người đang tìm, tức là chỉ có chủ nghĩa xã hội, chỉ có cách mạng vô sản mới là con đường giải phóng chúng ta. Sau 30 năm, ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước đểtrực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Người chỉ ra rằng, trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, sau đó tiến lên thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự vận dụng sáng tạo học thuyết Mác Lênin, thể hiện tính quy luật của sự phát triển lịch sử của xã hội Việt Nam, trở thành quan điểm xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đó chính là Đường cách mệnh cho dân tộc ta mà Người đã chọn. Thực tế lịch sử đã chứng minh, sự lựa chọn đó là sự lựa chọn lịch sử, sự lựa chọn duy nhất đúng, không thể có sự lựa chọn thứ hai. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Việt Nam đã vững bước trên con đường mà Người đã chọn; con đường mang tầm nhìn vượt thời gian, đưa đất nước và dân tộc ta vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nước kém phát triển, từng bước tiến lên “sánh vai với các cường quốc năm châu”; thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, kết hợp với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh của thời đại, với sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước và sự phấn đấu nỗ lực của toàn xã hội, chúng ta sẽ vững bước trên con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Tuy đã đi xa, nhưng những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người mãi mãi là di sản vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc ta. C.T (tổng hợp)