Văn bản nêu rõ,âydựngHồsơnghệthuậtXòeTháitrìkết quả giải ngoại hạng bhutan sau khi nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu về nghệ thuật Xòe Thái, nghe, trao đổi, báo cáo của các nhà khoa học về giá trị di sản văn hóa phi vật thể này, tiếp nhận ý kiến nguyện vọng của cộng đồng và chính quyền các địa bàn thực hành di sản, UBND tỉnh Điện Biên Phủ tự nguyện, tán thành, đồng thuận với Quyết định số 3692/QĐ-BVHTTDL ngày 24/10/2016 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc xây dựng hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật Xòe Thái” đề nghị UNESCO ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Xòe Thái đã được trao truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn qua hàng trăm năm với nhiều hình thái khác nhau. |
Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc nước ta (đặc biệt là tại các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái) trong các lễ hội cộng đồng, tang ma, các cuộc liên hoan văn nghệ, kết bạn, giao lưu…
Xòe Thái đã được trao truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn qua hàng trăm năm với nhiều hình thái khác nhau: Xòe dùng trong sinh hoạt cộng đồng để biểu cảm và kết giao bạn bè; xòe để diễn đạt các ý tưởng về cội nguồn tâm linh…
Ngoài các điệu múa như: Xòe quạt, xòe khăn, xòe nón, xòe quả nhạc, người Thái còn rất nhiều những điệu xòe mang tên những sự việc, nội dung, đạo cụ như: xòe chan khon, xòe kếp phắc, xòe kếp bók… Với những nét đặc trưng độc đáo, lại được các thế hệ người Thái bảo tồn và phát triển, xòe Thái đã thực sự trở thành tài sản văn hóa, là sợi dây gắn kết cộng đồng.
Nghệ thuật Xoè Thái đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (tại Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013) và được Chính phủ đồng ý cho xây dựng hồ sơ quốc gia trình UNESCO để xét duyệt vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tình Lê