Ông Mai Triều Nguyên,ỉtrongmộtngàyngườiViệtchitỷđồkqbd cúp ý chủ hệ thống Mai Nguyên, ước tính trong ngày đầu mở bán, có khoảng hơn 20.000 máy Samsung Galaxy S8 và S8+ đã được giao cho khách hàng tại Việt Nam. Con số này khá chính xác khi biết rằng chỉ mới thống kê ở các hệ thống lớn, có gần 40.000 đơn hàng đặt trước, trong đó Samsung cho biết tỷ lệ giao máy trong ngày đầu của các nhà bán lẻ ở mức 50%.
S8 có giá bán 18.490.000 đồng, S8+ bán giá 20.490.000 đồng, tuy nhiên các nhà bán lẻ cho biết tỷ lệ đặt mua S8+ cao hơn, do đó trung bình giá máy ước tính vào khoảng 20 triệu đồng. Như vậy, chỉ trong ngày 5/5, người Việt đã chi khoảng 400 tỷ đồng, tức gần 20 triệu USD, để mua smartphone của Samsung.
Theo đại diện Samsung Vina, trong ngày đầu tiên các nhà bán lẻ mới giao được 50% so với lượng khách đặt mua, do đó những ngày sau con số này còn có thể cao hơn nữa.
Samsung Vina cũng cho biết số lượng đơn hàng thực mua S8 trong ngày đầu cao gấp 3 lần so với S7 trước đó, trong khi số lượng đặt mua (có thể hủy) cao gấp 4 lần S7. Đó là chưa kể mức giá S8 và S8+ đã được đẩy lên cao hơn bất kỳ điện thoại dòng S nào ở lần ra mắt đầu tiên, thậm chí S8+ còn cao hơn cả giá Note 7 vừa ra mắt gần đây. Điều này cho thấy người Việt sẵn sàng chi trả rất cao đối với sản phẩm smartphone.
Ông Nguyên cho rằng, không có ngành hàng nào hay sản phẩm nào “nóng” được như smartphone, tạo được sức mua lớn như vậy.
Các số liệu thống kê cho thấy mức giá trung bình của điện thoại tại Việt Nam đang tăng lên. Năm 2015 mức giá trung bình của smartphone khoảng 4,2 triệu đồng, đến giữa 2016 mức này được đẩy lên khoảng 5 triệu đồng. Theo GfK, từ nửa đầu 2015 đến cùng kỳ 2016, smartphone trong tầm giá từ 4-6 triệu đồng thị phần tăng từ 18,2% lên 21,2 %. Từ 6-8 triệu đồng tăng từ 5,5% lên 6,6 %. Đặc biệt, nhóm di động từ 8-10 triệu đồng tăng trưởng gần gấp đôi, từ mức thị phần 3,5% lên 6,6 %. Nhóm điện thoại trên 10 triệu đồng cũng tăng, từ 8,0% lên 9,7%.
Ngược lại, cũng xét từ đầu năm 2015 đến đầu 2016, thị phần smartphone giá dưới 2 triệu đồng giảm mạnh từ 24,2% xuống còn 17%. Nhóm điện thoại từ 2-3 triệu giảm từ 19,7% xuống còn 17,4%.
Ông Đặng Quốc Cường, Giám đốc tiếp thị Oppo Việt Nam, đầu năm nay từng chia sẻ rằng ở phân khúc phổ thông, người dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn nếu có sản phẩm tốt. Bằng chứng của việc này là thị phần của nhóm điện thoại từ 4-6 triệu đồng tăng từ 18,2% lên 21,2%, trong khi nhóm dưới 4 triệu đồng sụt giảm. Đó là lý do vì sao Oppo dịch chuyển nhóm sản phẩm chủ lực như dòng Neo (trên dưới 4 triệu đồng) lên dòng F1 hay F1s (gần 6 triệu đồng).
Lý giải cho nguyên nhân mức giá trung bình của smartphone tăng lên, ngoài lý do mức sống của người dân tăng cao, ông Võ Lê Tâm Thanh, chuyên viên phân tích thị trường IDC Việt Nam, cho rằng các chương trình hỗ trợ mua hàng trả góp, trả góp 0% đã kích cầu tiêu dùng rất mạnh. Người dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn khi được mua điện thoại trả dần.