您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

‘Siêu điệp viên’ Liên Xô khiến tình báo Mỹ ngả mũ thán phục_giải tây ban nha hạng 2

Ngoại Hạng Anh6211人已围观

简介Chiến dịch lẫy lừng BerezinoSinh ra tại Anh trong một gia đình có bố là người gốc Đức, mẹ người Nga, ...

Chiến dịch lẫy lừng Berezino

Sinh ra tại Anh trong một gia đình có bố là người gốc Đức,êuđiệpviênLiênXôkhiếntìnhbáoMỹngảmũthánphụgiải tây ban nha hạng 2 mẹ người Nga, năm 1920, Fisher chuyển về Nga sinh sống. Năm 1924, anh nhập ngũ và đến năm 1927 được biên chế về Cục Chính trị quốc gia – cơ quan tiền thân của Uỷ ban An ninh quốc gia (KGB). Từ năm 1931, với mật danh Frank, Fisher đến nhiều nước châu Âu tổ chức, xây dựng mạng lưới tình báo ngoài nước của Liên Xô.

Trong Chiến tranh Vệ quốc, Fisher được giao phụ trách một đơn vị tình báo vô tuyến điện và đóng vai trò chủ chốt trong chiến dịch tình báo Berezino, một trong những chiến dịch tình báo hay nhất trong lịch sử chiến tranh.

Dưới sự chỉ huy của Fisher, điệp viên hai mang Max đánh điện báo cáo với cơ quan tình báo Đức quốc xã rằng một đơn vị Đức do Trung tá Heinrich Serhorn chỉ huy bị "mắc kẹt" trong khu vực hậu phương của Hồng quân, mặc dù bị bao vây tứ phía nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại các đơn vị quân đội Xô-viết. 

{keywords}
Đại tá Fisher (bên phải) lúc bị FBI bắt giữ. Ảnh tư liệu

Trên thực tế, đội quân này không còn tồn tại. Trước đó, nó đã bị đánh tan và hầu hết bị bắt làm tù binh, bản thân Serhorn bị chiêu mộ và cùng tham gia trò chơi điện đài dưới sự chỉ đạo của Fisher.

Bị mắc mưu, phía Đức liên tục gửi các chuyên gia phá hoại, trang thiết bị và kể cả các điệp viên đến cho “đội quân ma”. Tổng cộng có 67 chuyến bay tiếp tế, 13 điện đài xách tay và khoảng 10 triệu rouble tiền mặt được gửi cho Serhorn và tất cả đều lọt vào tay phản gián Liên Xô.

Một số máy bay do Đức gửi tới tiếp tế còn được phép hạ cánh để chuyển hàng, sau đó cất cánh quay về để tiếp tục kéo dài trò chơi. Thậm chí, Hitler còn định gửi viên tùy tướng thân tín Otto Scorzeny, người chỉ huy nhóm hành động phá hoại đã từng cứu trùm phát xít Mussolini, đến tiếp viện cho “đội quân” của Serhorn.

Cho đến tận ngày cuối cùng của chiến tranh, Bộ Tham mưu Đức vẫn tin có "đội quân" trong hậu phương của Hồng quân. Có thể coi đây là một trong những chiến dịch tình báo thành công bậc nhất bằng sóng vô tuyến điện mà tình báo Liên Xô đã thực hiện để lừa được phản gián Đức quốc xã.

Chính trong thời gian này, Fisher kết thân với một người bạn đồng nghiệp có tên là Rudolf Abel, sau này hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Đó chính là cái tên được Fisher đã dùng để khai với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khi bị bắt ở Mỹ, qua đó gián tiếp thông báo cho Moscow biết mình đã bị bắt.

Mạng lưới tình báo siêu việt

Sau vụ đào tẩu (tháng 9/1945) của Igor Gouzenko - nhân viên mật mã của GRU tại Canada, mạng lưới điệp viên của Liên Xô ở Bắc Mỹ bị đánh phá ác liệt. Hàng loạt điệp viên bị lộ. Việc nhanh chóng khôi phục hoạt động của mạng lưới điệp viên ở đây là cực kỳ cấp thiết, và người được giao nhiệm vụ này là William Fisher.

Ngày 16/11/1948, Fisher đặt chân lên đất Mỹ dưới tên Andrew Kayotis, một người Mỹ có thật đã chết tại Nga. Tại đây, dưới bí danh Mark, ông đã xây dựng được mạng lưới bờ Đông chủ yếu hoạt động ở Washington và New York; mạng lưới bờ Tây gồm các điệp viên ở California, Brasil, Mehico và Argentina.

Như vậy, phạm vi hoạt động của hai mạng lưới tình báo do Fisher xây dựng và chỉ huy rất rộng cả về địa bàn và nội dung thu thập tin tình báo, từ thu thập các bí mật quân sự của Mỹ đến theo dõi các hoạt động của Liên Hợp quốc.

Tuy nhiên, hoạt động chính của Fisher tập trung vào chương trình hạt nhân của Mỹ. Lúc bấy giờ, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới có bom nguyên tử và đã từng sử dụng bom nguyên tử. Sự độc quyền đó trở thành mối đe doạ đối với hoà bình thế giới, vì thế hiển nhiên là Liên Xô rất quan tâm đến điều này.

Fisher đã tiếp cận với một số nhà khoa học hàng đầu của Mỹ, thuyết phục họ hợp tác với Liên Xô nhằm loại trừ sự độc quyền của Mỹ đối với thứ vũ khí nguy hiểm này. Nhờ những thông tin mà nhóm của Fisher thu thập được mà Liên Xô đã rút ngắn đáng kể thời gian để chế tạo thành công bom nguyên tử.

Ông cùng các điệp viên của mình cũng nắm được quá trình Mỹ chuẩn bị cho Thế chiến 3, về kế hoạch của Mỹ ném 300 quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Liên Xô, trong đó Moscow và Leningrad mỗi thành phố sẽ bị ném 8 quả.

Đêm 13/6/1957, từ một sơ suất trong khâu liên lạc và do sự phản bội của điệp viên Haihanen, nhà tình báo Fisher bị FBI bắt. Fisher khai tên là Rudolf Ivanovich Abel. Khi báo chí đăng tải về việc bắt giữ Abel, Moscow hiểu ngay người đó là Đại tá KGB William Fisher.

Ngày 25/10/1957, ông bị tuyên phạt 45 năm tù. Ngày 10/2/1962, trên cây cầu Glienicker tại biên giới Đông và Tây Berlin, Abel được tự do để phía Mỹ nhận lại viên phi công gián điệp Francis Powers. Ông tiếp tục công tác tại Tổng hành dinh KGB cho đến khi mất vào ngày 15/11/1971.

Đại tá William Fisher được Liên Xô tặng 3 huân chương Sao Đỏ, huân chương Lênin, huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng nhất cùng nhiều huân, huy chương khác. Những chiến công của ông đã trở thành cảm hứng để điện ảnh Xô-viết xây dựng nên bộ phim tình báo nổi tiếng “Thanh kiếm và lá chắn”.

Nguyên Phong

Tags:

相关文章



友情链接