Ứng dụng công nghệ giúp nông dân đưa nông sản lên sàn_kết quả bóng đá getafe

 人参与 | 时间:2025-01-23 03:37:46

Chiếc điện thoại thông minh là phương tiện hữu hiệu để chị Phùng Thị Tuyền – Giám đốc HTX Việt Hải Đăng giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng trên cả nước. 

Thông qua  Zalo,Ứngdụngcôngnghệgiúpnôngdânđưanôngsảnlênsàkết quả bóng đá getafe Facebook hay sàn giao dịch thương mại điện tử Voso.vn của Bưu chính Viettel, chi nhánh Yên Bái tạo ra nhiều cơ hội cho miến đao Quy Mông đến với khách hàng nhờ kênh phân phối mới, hiệu quả và hiện đại. 

“Việc bán hàng trên mạng xã hội hay trên sàn thương mại điện tử dần trở nên hữu ích và là kênh phân phối hiệu quả, nhiều người vẫn đặt hàng sản phẩm của chúng tôi thông qua các giao dịch trực tuyến, sản lượng bán hàng tăng theo từng năm. 

Tôi thấy đây là dịch vụ rất hữu ích cho người nông dân. Trong quá trình thực hiện các giao dich trực tuyến, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Viettet Post khi đưa sản phẩm lên sàn Voso.vn hay Postmart.vn của bưu điện”, chị Tuyền cho biết.

Chị Phùng Thị Tuyền - Giám đốc HTX Việt Hải Đăng chụp ảnh, giới thiệu sản phẩm miến trên các nền tảng số. Ảnh: Báo Yên Bái.

Không chỉ chị Tuyền mà hàng nghìn hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái đã được tiếp cận với các sàn thương mại điện tử để quảng bá và giới thiệu sản phẩm nông sản của mình đến với khách hàng trong và ngoài nước. 

Nắm bắt cơ hội về kinh tế số, nhất là khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 51 và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 86 về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nông nghiệp mở tài khoản giới thiệu, mua, bán trên các sàn thương mại điện tử. 

 “Chúng tôi tích cực tuyên truyền, hỗ trợ người nông dân đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, trên các nền tảng mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm. 

Đối với các sản phẩm đã có thương hiệu thì giữ vững thương hiệu đó và tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tham gia các hội chợ thương mại, giới thiệu trên nền tảng số để quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng”, ông Nguyễn Việt Tiến – Chủ tịch Hội Nông dân phường Minh Bảo, thành phố Yên Bái chia sẻ.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Hoàng Xuân Long cho biết: “Các cấp Hội đã chủ động phối hợp các ngành chuyên môn rà soát các hộ sản xuất nông nghiệp với các loại nông sản an toàn, chất lượng có giấy chứng nhận VietGAP, các sản phẩm OCOP được ưu tiên lựa chọn tham gia sàn thương mại điện tử trước. 

Đến nay, trên cơ sở danh sách các hộ sản suất kinh doanh giỏi do Hội nông dân cung cấp, Bưu điện tỉnh đã tạo được trên 30.000 tài khoản mua, bán cho các hộ nông dân, giới thiệu được 3.550 sản phẩm trong đó có 108 sản phẩm OCOP, giá trị giao dịch thương mại đạt trên 1 tỷ đồng trên sàn thương mại điện tử”. 

Tuy nhiên, việc đưa nông sản lên sàn của nhiều hộ sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận về chuyển đổi sốcủa các hộ nông dân còn hạn chế. Bởi, nông dân lâu nay quen với cách bán hàng trực tiếp thông qua thương lái, nay chuyển sang phương thức bán hàng qua mạng có nhiều bỡ ngỡ, có hộ sản xuất chưa biết cách thao tác, sử dụng điện thoại, máy tính kết nối internet giao dịch trên sàn. 

Chất lượng, số lượng sản phẩm, mẫu mã, một số sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh và khả năng đáp ứng, sản phẩm cơ bản chưa chế biến sâu nên khó khăn trong khâu bảo quản. Việc kết nối Internet, tiếp cận các thiết bị thông minh, ứng dụng, nền tảng số ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn…

Đứng trước cơ hội và cả những khó khăn trong thực hiện chuyển đổi số và đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, Hội Nông dân tỉnh xác định việc đầu tiên là phải tuyên truyền mạnh mẽ, thực chất, tập trung vào các chủ thể, các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các chi Hội nông dân nghề nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp để các hộ, nhóm hộ nông dân nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số, đưa nông sản lên sàn, coi đây là nhiệm vụ sống còn trong giai đoạn hiện nay. 

Phối hợp với các sở, ngành địa phương khảo sát, lựa chọn các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp có năng lực, bảo đảm về chất lượng, đóng gói sản phẩm mẫu mã đẹp để giới thiệu tham gia các sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường. 

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bưu điện tỉnh, Viettel Post để lựa chọn, đăng ký giao dịch cho trên 42.000 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh trên các sàn Postmart.vn và Voso.vn. 

“Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan tổ chức tuyên truyền bộ chính sách đặc thù của tỉnh dành cho lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản cũng như lợi ích của việc đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; phổ biến kinh nghiệm triển khai có hiệu quả tại một số địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua mạng lưới thông tin cơ sở xã, phường. 

Chỉ đạo các ngành chuyên môn tiếp tục tuyên truyền kỹ năng, kiến thức về chuyển đổi số, cụ thể là kỹ năng bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử cho các hộ sản xuất nông nghiệp nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh”, ông Long cho biết.

Cán bộ Bưu điện tỉnh hướng dẫn nông dân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn. Ảnh: Báo Yên Bái.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Đức Điển đánh giá: Chuyển đổi số trong nông nghiệp sẽ giúp nông dân không còn cảnh “trông trời, trông đất, trông mây” để sản xuất truyền thống như trước. 

Yên Bái có vùng quế gần 78.000 ha, nguyên liệu gỗ rừng trồng sản xuất hơn 220.000 ha, tre măng Bát độ hơn 6.600 ha, sơn tra gần 10.000 ha, chè gần 8.000 ha, dâu tằm gần 1.000 ha… 

 Nếu làm tốt việc chuyển đổi số khép kín quy trình từ sản xuất đến tiêu dùng thì hiệu quả và giá trị hàng hóa nông lâm sản của người nông dân được nâng cao; là điều kiện tiên quyết để xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo ở vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 

Hiện, các sản vật của Yên Bái như: Miến đao Giới Phiên, cá mương sấy ướp riềng hồ Thác Bà, lạc ri vỏ đỏ Thái Sơn, nước rửa chén Trà thảo mộc Quế Phát, cao cà gai leo Viễn Sơn… cùng hàng chục sản phẩm OCOP khác của tỉnh đã lên sàn thương mại điện tử Voso.vn, là một minh chứng rõ nét của việc áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp Yên Bái.

 Tuy vậy, việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất bị hạn chế. Cách tiếp cận mạng xã hội, Zalo, Facebook… chưa có kỹ năng nên việc giao dịch, trao đổi, đưa sản phẩm ra thị trường còn khiêm tốn. 

 Trong quá trình sản xuất, chưa tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt theo khuyến cáo của bạn hàng, chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản xuất bằng mọi giá; do vậy, sản phẩm làm ra bị lỗi, dẫn đến mất niềm tin của đối tác. 

Thiết bị đầu tư cho công nghệ số ở cơ sở còn lạc hậu so với sự phát triển, việc cập nhật số liệu có thời kỳ bị gián đoạn do thiên tai, bão lũ, làm gẫy đổ, đứt cáp truyền số hóa… nên chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. 

 Do vậy, tỉnh cần sớm khắc phục các “điểm nghẽn”, ưu tiên những thế mạnh của địa phương, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và ngay cả lĩnh vực điều hành, quản lý cũng cần ứng dụng mạnh chuyển đổi số để các chính sách hỗ trợ, chỉ đạo sản xuất được kịp thời hơn. 

Có như vậy, ngành nông nghiệp Yên Bái không bị chậm nhịp trong việc chuyển đổi số của cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới.

顶: 14954踩: 4916