Môn Toán
Thầy Phạm Đức Duẩn,ĐềthamkhảothiTHPTquốcgiacómềmhơnsautinhgiảkèo 0.5 1 giáo viên Trường THPT Liên Hà (Hà Nội) nhận xét, đề thi tham khảo thi THPT quốc gia 2020 môn Toán đã bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình Toán THPT hiện hành, không vi phạm nội dung tinh giản mà Bộ GD-ĐT vừa công bố. Phần nội dung kiến thức chủ yếu tập trung vào chương trình lớp 12.
“Đề tham khảo có phần “mềm” hơn đề chính thức thi THPT quốc gia năm 2019, theo đúng tinh thần tinh giản của Bộ GD-ĐT. Đề thi có sự phân bố hợp lý về kiến thức và thời gian, tạo thuận lợi cho học sinh thực hiện”, thầy Duẩn nói.
Theo thầy Duẩn, 35 câu hỏi đầu tiên của đề tham khảo đã bao trọn kiến thức cơ bản của môn Toán cấp THPT hiện hành. Các học sinh có ý thức trong việc học tập, ôn luyện hoàn toàn có khả năng đạt 70% điểm bài thi một cách không khó khăn.
“Đề thi có sự phân hóa rõ ràng từ câu hỏi số 36. Trong đó, nhóm câu hỏi từ 36 đến 45, đòi hỏi học sinh vận dụng thêm kiếnthức nhưng ở mức độ không cao. Những câu hỏi này, học sinh học lực khá sẽ giải quyết được.
5 câu hỏi cuối cùng của đề là nhóm câu hỏi với mục đích tìm kiếm, phân loại những học sinh có khả năng đạt điểm 9-10, nên lẽ tất nhiên là thuộc dạng khó. Tuy nhiên, theo nhận định của tôi, nhóm câu hỏi này cũng không khó hơn đề chính thức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Các em học sinh khá, giỏi có thể tìm được lời giải sáng tạo, ngắn gọn và không cần tính toán cồng kềnh”, thầy Duẩn nói.
Ngoài ra, theo giáo viên này, những câu hỏi có mô hình thực tế vẫn xuất hiện trong đề tham khảo. Dạng câu hỏi này, thầy Duẩn cho rằng “ngày càng sát với cuộc sống”, số liệu được trích dẫn từ nguồn cụ thể có thể tạo cảm hứng cho người học.
Thầy Duẩn cũng đánh giá đề tham khảo đã có những cải tiến đáng kể về nội dung và cách ra đề, để hạn chế mẹo vặt khi làm bài trắc nghiệm. Theo đó, việc sử dụng máy tính cầm tay chỉ là khâu cuối cùng, hỗ trợ tính toán, kiểm tra kết quả cho thí sinh. Các câu hỏi đều được phát biểu ngắn gọn, đủ ý, trong sáng, không gây hiểu nhầm, việc tính toán nhẹ nhàng, có nhiều hình ảnh trực quan giúp học sinh thuận lợi trong khi làm bài.
“Nhìn chung, đề thi tham khảo đảm bảo mục tiêu kiểm tra kiến thức phổ thông, phù hợp với tình hình dạy học trong đợt dịch Covid-19. Đề thi có sự phân hóa tốt hơn giữa nhóm học sinh trung bình, khá và giỏi. Tuy nhiên, để tìm ra những học sinh thật sự xuất sắc của toàn quốc thì nhóm 5 câu cuối hoàn toàn có thể nâng độ khó thêm”, thầy Duẩn nói.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Thầy Nguyễn Cao Cường, giáo viên chuyên luyện thi ở quận Đống Đa, Hà Nội thì đánh giá cấu trúc đề vẫn quen thuộc gồm 50 câu chia thành 4 mức độ rất rõ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
Nội dung chủ yếu nằm ở chương trình lớp 12 và một số nội dung lớp 11 (các câu 1; 2; 17; 36; 37)
Nội dung kiến thức lớp 12 đúng yêu cầu của hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2, năm học 2019 – 2020 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.
Theo thầy Cường, với đề thi này học sinh trung bình có thể đạt được điểm 5. Với học sinh khá nắm chắc kiến thức sách giáo khoa có thể giải quyết tốt 35 câu đầu để đạt điểm 7.
“Từ câu 36 đến câu 50 là sự phân loại rất rõ nét. Học sinh có học lực chắc ở mức độ giải quyết được những câu hỏi vận dụng có thể cố gắng đạt điểm 8. Từ câu 42 trở đi, các câu hỏi vận dụng cao xuất hiện gây khó khăn thực sự với học sinh. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi tuy khó nhưng lại rất bản chất, học sinh nắm vững bản chất kiến thức kèm theo kỹ năng phân tích đề, kết nối kiến thức sẽ không quá khó khăn (câu 44; câu 45). Những câu hỏi về hàm số ẩn sẽ gây khó khăn cho học sinh”.
Nhận định chung, thầy Cường cho rằng đề có tính phân loại cao, không dễ dàng.
“Học sinh cần học chắc kiến thức lớp 12, cần hiểu rõ bản chất về một số định nghĩa, tính chất. Luyện tập đề minh họa và đề chính thức của các năm gần đây. Tập thói quen những câu đơn giản, làm được và làm đúng, không bị sai sót đáng tiếc. Những câu hỏi từ 1 đến 35 cố gắng có thể giải quyết được cho nên cần có mục tiêu về số câu hỏi này để có số điểm cao nhất trong khả năng của mình. Muốn đạt mức độ 7,2 điểm trở lên, cần đọc thêm nhiều tài liệu, đề thi thử của các trường trong 2 năm gần đây để quen dạng và biết kỹ thuật giải”, thầy Cường đưa lời khuyên.
Môn Văn
Ông Trịnh Trọng Nam, Phòng Giáo dục trung học (Sở GD-ĐT Thanh Hóa) đánh giá, đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn có chất lượng tốt khi nội dung không đánh đố, hướng đến phát triển nhân cách, có khả năng phát triển tư duy cho học sinh.
Mức độ khó-dễ của đề phù hợp với năng lực, trình độ chung của học sinh cả nước, ở tất cả vùng miền, trong bối cảnh trường học phải đóng cửa kéo dài, học sinh chủ yếu tự học ở nhà, qua truyền hình và internet, vì dịch bệnh Covid-19.
“Đề đã bám sát mục tiêu tinh giản và những điều chỉnh về nội dung dạy học mà Bộ GD-ĐT công bố; hoàn toàn phù hợp với điều kiện học sinh phải nghỉ học ở trường vì dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp”, ông Nam nói.
Ông Nam đánh giá đề tham khảo đã bám sát chương trình, có đầy đủ 4 mức độ nhận thức: thông hiểu, nhận biết, vận dụng, vận dụng cao.
So với đề thi THPT quốc gia các năm trước, độ khó giảm nhẹ hơn, không đánh đố học sinh. “Nhìn vào nội dung câu hỏi có thể thấy phần nội dung yêu cầu mức độ vận dụng cao trong đề thi tham khảo 2020 có tỉ lệ điểm ít hơn so với đề thi các năm trước”, ông Nam nói.
Về nội dung đề thi, ông Nam cho biết, đề tham khảo 2020 cũng tương tựđề thi các năm trước với phần Đọc hiểu dẫn một ngữ liệu thuộc lĩnh vực xã hội, có 4 câu hỏi đi kèm theo từng mức độ. Phần Làm văn bao gồm 2 câu hỏi, trong đó một câu yêu cầu tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ, chiếm 20% tổng số điểm; một câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi.
So với đề thi THPT các năm trước, câu nghị luận văn học của đề tham khảo 2020 được đánh giá là “dễ hơn nhưng vẫn có khả năng phân hóa”.
Ông Nam đánh giá, đề tham khảo thi THPT quốc gia 2020 môn Ngữ văn đã đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh (đọc hiểu và tạo lập văn bản).
“Đề thi vừa sức nhưng vẫn có sự phân hóa. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia là lấy kết quả để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ để xét tuyển ĐH, CĐ. Đồng thời phù hợp với điều kiện dạy- học học kỳ II bị khó khăn vì dịch bệnh Covid-19”, ông Nam nói.
Môn Tiếng Anh
Tổ bộ môn Tiếng Anh của Hệ thống Giáo dục Hocmai nhận định đề tham khảo giữ nguyên cấu trúc, có độ khó tương đương với đề thi THPT quốc gia năm 2019. Điều này là phù hợp và bám sát việc điều chỉnh chương trình dạy học học kì II năm 2019 – 2020 của Bộ GD-ĐT vừa công bố.
Nội dung các câu hỏi trong đề tham khảo thuộc chương trình lớp 11 và lớp 12, trong đó tập trung chủ yếu vào lớp 12 (90%). Chủ đề các bài đọc nằm trong sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 11 và 12, bao gồm: Family life, Higher education và Environment.
Về độ khó, các câu hỏi dễ và trung bình vẫn là các câu hỏi về kiến thức ngữ pháp.
Các câu hỏi khó thường tập trung vào các câu hỏi về word choice, idioms.
Nhóm câu hỏi thuộc phần dưới 5 điểm rơi vào các kiến thức rất cơ bản, chủ yếu tập trung vào các kiến thức ngữ pháp lớp 12. Các câu hỏi này thuộc mức độ Nhận biết và Thông hiểu với các dạng bài chủ yếu như: Cách phát âm đuôi -s, cách phát âm nguyên âm /i/, trọng âm với từ hai âm tiết và ba âm tiết; Dạng bài hoàn thành câu: động từ nguyên thể có "to", câu điều kiện, thì động từ, liên từ, câu hỏi đuôi; Câu giao tiếp; Tìm lỗi sai; Câu đồng nghĩa;Nối câu: câu trực tiếp, gián tiếp, so sánh; Modal verbs .
Nhóm câu hỏi thuộc phần trên 5 điểm nằm tập trung vào một số câu ngữ pháp khó, dạng bài hoàn thành câu và từ vựng, nằm rải rác ở các dạng bài như: Tinh lược mệnh đề quan hệ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian; phrasal verbs, idioms và word choice ở dạng bài hoàn thành câu;câu hỏi từ vựng nằm ở bài điền từ và đọc hiểu; đảo ngữ ở dạng bài nối câu. Ngoài ra, các câu hỏi khó còn nằm ở dạng câu hỏi suy luận và tìm ý chính của bài đọc.
Hải Nguyên - Quỳnh Trang
- Bộ GD-ĐT vừa công bố đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.