Việt Nam có quy định mới về bán buôn dịch vụ viễn thông_dự đoán trận mu tối nay

 人参与 | 时间:2025-01-23 12:53:04

Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư số 08/TT-BTTTT,ệtNamcóquyđịnhmớivềbánbuôndịchvụviễnthôdự đoán trận mu tối nay quy định chi tiết hoạt động bán buôn trong viễn thông. Đây là thông tư áp dụng đối với các doanh nghiệp viễn thông tham gia vào hoạt động bán buôn trong viễn thông, các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

Kể từ ngày 23/8/2024, hoạt động bán buôn trong viễn thông phải bảo đảm cung cấp dịch vụ với giá và các điều kiện liên quan công bằng, hợp lý, không phân biệt đối xử. Trong đó có sự công bằng về giá bán, các điều khoản và điều kiện dịch vụ khi cung cấp dịch vụ bán buôn. 

Hoạt động bán buôn không phân biệt đối xử giữa chính các đơn vị hạch toán độc lập trong nội bộ doanh nghiệp, công ty con của doanh nghiệp, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp mua buôn khác. 

Mức giá bán, các điều kiện và điều khoản dịch vụ phải được xây dựng hợp lý, dựa trên các yếu tố: chi phí cung cấp dịch vụ, số lượng, chất lượng, phạm vi, phương thức, thời gian, địa điểm dịch vụ được cung cấp, điều khoản thanh toán, thời gian sử dụng gói dịch vụ theo quy định của hợp đồng và yếu tố độc quyền, công nghệ, phân khúc khách hàng. 

W-sim-thue-bao-di-dong-1.jpg
SIM thẻ của một số nhà mạng đang kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Theo quy định mới, việc bán buôn viễn thông phải minh bạch thông tin về giá, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông. 

Cụ thể, việc bán buôn phải thực hiện thủ tục kê khai giá và niêm yết giá cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá. Thỏa thuận mẫu, cùng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng, dịch vụ viễn thông cũng như các điều khoản và điều kiện cụ thể để cung cấp và sử dụng dịch vụ phải được minh bạch thông tin theo quy định.

Đối với dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ký Thỏa thuận cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp bán buôn được xác định là doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường phải xây dựng, công khai Thỏa thuận mẫu cung cấp dịch vụ bán buôn.  

Các doanh nghiệp viễn thông không phải là doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường có thể tự xây dựng Thỏa thuận mẫu cung cấp dịch vụ bán buôn trên cơ sở tuân thủ quy định.

Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn phải lập thành văn bản, bao gồm đầy đủ nội dung về giá, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và điều kiện, điều khoản cung cấp dịch vụ. Thỏa thuận cung cấp dịch vụ bán buôn phải được viết rõ ràng, nhất quán và cụ thể theo đúng tên gọi của dịch vụ tương ứng để đảm bảo doanh nghiệp mua buôn chỉ mua các dịch vụ bán buôn thuộc Danh mục thị trường dịch vụ viễn thông Nhà nước quản lý mà họ muốn mua.

W-wintel-4-1.jpeg
Bộ kit dịch vụ của mạng di động ảo Wintel, một doanh nghiệp mua buôn dịch vụ viễn thông. Ảnh: Trọng Đạt

Theo Cục Viễn thông, chính sách bán buôn nhằm tạo hành lang pháp lý minh bạch hơn, dễ dàng hơn, giúp các nhà mạng thuận lợi đàm phán trong quá trình mua lưu lượng, từ đó, có thể cung cấp dịch vụ chất lượng tốt với giá thành hấp dẫn.

Một trong những đối tượng chịu tác động của chính sách này là các nhà mạng ảo (MVNO), ở góc độ của một doanh nghiệp mua buôn dịch vụ. Đó là các doanh nghiệp không sở hữu hạ tầng viễn thông nhưng vẫn cung cấp dịch vụ di động thông qua việc thuê lưu lượng của các nhà mạng.  

Do không sở hữu hạ tầng, không phải tham gia xin cấp phép tần số, quy định về việc cung cấp dịch vụ đối với các nhà mạng ảo tương đối dễ dàng. Nhà mạng ảo chỉ cần ký hợp đồng mua SIM của các nhà mạng di động khác là đã có thể cung cấp dịch vụ. 

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ TT&TT đã cấp phép cho 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng di động ảo tại Việt Nam, bao gồm Đông Dương Telecom, Mobicast, ASIM, Digilife và FPT Retail. Theo số liệu mới nhất, Việt Nam hiện có khoảng 2,65 triệu thuê bao của các nhà mạng ảo tại Việt Nam, chiếm 2,1% tổng số thuê bao toàn thị trường di động.

Tháo gỡ khó khăn cho nhà mạng trong phát triển hạ tầng viễn thông thụ độngViệc quy định cụ thể thẩm quyền của Bộ TT&TT, Sở TT&TT trong việc chủ trì quản lý, giải quyết tranh chấp và hiệp thương giá thuê hạ tầng viễn thông sẽ giúp tháo gỡ khó khăn cho các nhà mạng trong phát triển hạ tầng viễn thông thụ động. 顶: 33踩: 2919