Công việc của Samantha vẫn tốt đẹp khi cô quyết định rời công ty. Cô chỉ muốn theo đuổi một cơ hội mới,àmsaochừacơhộiquaylạicôngtykhinghỉviệb0ng da nơi cô có thể trở thành một trưởng nhóm và tích lũy thêm các kỹ năng để thăng tiến trong sự nghiệp.
Tuy nhiên, văn hóa của công ty và sếp mới lại không phù hợp khiến cô căng thẳng. Vì thế, chỉ 10 tháng ngắn ngủi sau, Samantha quay lại công ty cũ để đảm nhận một vị trí quản lý mới. Nhờ vậy, công việc của cô ngày càng phát triển.
Trên con đường sự nghiệp, cho dù bạn đang chia tay một công ty vì bị sa thải hàng loạt, để theo đuổi một cơ hội mới hoặc thoát khỏi môi trường độc hai, vẫn có xác suất bạn sẽ đứng trước quyết định quay lại làm việc vì nhiều lý do khác nhau. Và để chừa cho mình một cơ hội trở về thành công, đây là 5 gợi ý.
Hạn chế bêu xấu công ty cũ
Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng thực tế nhiều người sẵn lòng bêu xấu công ty cũ mà không nhận ra hành vi đó chỉ phản ánh không tốt về chính họ. Sếp tồi, quy trình tồi, đội ngũ lãnh đạo tồi đều có thể thay đổi sau khi bạn rời đi.
Vì vậy, tốt nhất là bạn nên rời đi mà không bày tỏ quan điểm quá gay gắt về nội bộ lộn xộn tại công ty cũ hoặc những người cụ thể ở đó mà bạn không tôn trọng.
Nếu chính bạn đã rời đi với những kỷ niệm không mấy tốt đẹp và nhận ra chính mình cũng đã góp phần tạo nên môi trường độc hại đó thì hãy tìm cách hóa giải. Hãy liên hệ những người mà bạn đã gây bất hòa để trò chuyện về những gì bạn đã học được và giờ trưởng thành ra sao.
Nếu cần, bạn vẫn có thể xin lỗi về cách bạn đã cư xử trong quá khứ. Điều đó sẽ mở đường cho bạn thuận lợi hơn nếu cần quay lại.
Giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ