Đây là một trong những viện nghiên cứu thuộc Hiệp hội Max Planck - nơi được đánh giá là một trong những hiệp hội hàng đầu thế giới và châu Âu về tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ,ôgáiHảiPhònglầntrượtđạihọcđếnviệnnghiêncứuhàngđầuthếgiớkèo nhà cái 188 với 33 nhà khoa học từng được trao giải Nobel.
Đoàn Thị Hải Dương từng nhiều lần thất bại trong các cuộc thi thời phổ thông. Ảnh: NVCC |
Đoàn Thị Hải Dương sinh năm 1993, là con út trong gia đình có 3 chị em ở thành phố Hải Phòng. Từ nhỏ Dương mơ ước trở thành một bác sĩ nên rất thích môn Sinh học.
"Dù không đỗ vào trường chuyên như mong muốn nhưng suốt 3 năm học tại Trường THPT dân lập Hàng Hải em luôn cố gắng để đạt thành tích tốt nhất. Năm lớp 10 em bắt đầu nghĩ đến chuyện du học khi có em họ đỗ học bổng tại Nhật Bản”, Dương nhớ lại.
Để thực hiện dự định, Dương chăm chỉ “cày” tiếng Anh và Sinh học. Nhà không có điều kiện đi học thêm nên em mày mò mua sách tự ôn tập. Năm 2013, Dương thi vào Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, chuyên ngành Bác sĩ Y học dự phòng nhưng không đỗ.
Dương quyết tâm ở nhà ôn thi thêm 1 năm nữa, lần này em đăng ký ngành Y khoa nhưng tiếp tục thất bại. Cuối cùng, Dương đành chuyển hướng nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào ĐH Hải Phòng ngành Công nghệ sinh học. Được thực hành nhiều nghiên cứu về Sinh học thực vật giúp Dương hào hứng hơn và tìm được hướng nghiên cứu riêng cho mình.
“Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2017, nhận thấy hồ sơ chưa đủ mạnh để đi du học, em xin làm nghiên cứu viên bộ môn Sinh học phân tử ở Viện Di truyền Nông nghiệp. Tại đây em được nhiều giáo sư đầu ngành hướng dẫn, tiếp cận nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại và có cơ hội sang Philippines thực tập 3 tháng”.
Trải nghiệm môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp nước ngoài thôi thúc Dương nộp hồ sơ xin học thạc sĩ tại Hàn Quốc. Tháng 6/2017, Dương vượt qua phỏng vấn của giáo sư Kim Jae Yean và được nhận học bổng thạc sĩ tại ĐH Quốc gia Gyeongsang.
Đến xứ sở kim chi, Dương gặp trở ngại đầu tiên về sự khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Tiếp đến là áp lực học tập và làm việc tại phòng thí nghiệm với cường độ cao.
“Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng em mất hơn 1 tháng làm quen, bắt nhịp công việc từ 9h sáng đến 11h đêm. Nhiều lúc, em ngồi làm thí nghiệm đến sáng. Nếu mọi người thực hiện được trong lần đầu tiên thì em phải làm tới 2, 3 lần mới thành công. Vì thế, em vẫn kiên trì và tự nhủ càng phải quyết tâm hơn, không được từ bỏ”.
Chuyên ngành Dương học về chỉnh sửa gen thực vật bằng công nghệ CRISPR/Cas và phát triển các công cụ chỉnh sửa gen mới với hiệu quả cao hơn. Nhờ sự cố gắng không ngừng, Dương đạt được nhiều kết quả tốt và bảo vệ đề án đúng thời hạn. Nhưng một tuần trước khi nhận bằng thạc sĩ vào tháng 8/2020, Dương nhận tin bố mất do bệnh nặng. Do dịch Covid-19 đang phức tạp, không có chuyến bay về Việt Nam, cô gái trẻ vô cùng buồn bã.
“Bố luôn khuyến khích, động viên em vượt qua thất bại để theo đuổi hành trình nghiên cứu. Không được chăm sóc và gặp ông lần cuối em rất buồn, cộng thêm khó khăn tại lab, em rơi vào suy sụp, trầm cảm kéo dài, bản thân có cảm giác kém cỏi và dự định học tiến sĩ bị hoãn lại”, Dương kể.
“Chưa bao giờ dừng lại”
Sau một thời gian vực dậy tinh thần, đầu năm 2021, Dương tiếp tục hoàn thành hồ sơ, thư giới thiệu (cover letter) để 'apply' chương trình tiến sĩ.
Trong thư, Dương giới thiệu qua về bản thân, thành tích và kinh nghiệm có được phù hợp với đề tài nghiên cứu. “Qua đó em khẳng định năng lực, mục tiêu đề ra nếu nhận được học bổng. Điều khó nhất là viết sao cho ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin và có sự thuyết phục”.
Trong hơn 10 trường mà Dương gửi hồ sơ, cô nhận được 3 phản hồi. Tháng 4/2021, Dương có cuộc phỏng vấn đầu tiên với Viện nghiên cứu công nghệ Sinh học VIB-UGent center for plant systems biology (Bỉ). Dù vào tới vòng phỏng vấn 1:1 nhưng Dương không được chọn.
Ba tháng sau, Dương tiếp tục đến phỏng vấn học bổng của University of Jena. “Khi em trình bày về bản thân, hướng nghiên cứu yêu thích, giáo sư đã có một bài thuyết trình ngắn về đề tài. Nghe xong em nhận thấy không phù hợp với yêu cầu đó”, Dương nói.
Cô gái kiên trì gửi hồ sơ vào Viện Max Planck for Plant Breeding kết hợp với ĐH Duesseldorf (Đức). Rút kinh nghiệm từ những lần trước, Dương tự tin trình bày về ý tưởng, kiến thức, phát huy các kỹ năng và đặt thêm câu hỏi cho giáo sư.
Một điều mà Dương nhận ra là mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu hay giải pháp mới cho đề tài sẽ tạo ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh. Vượt qua 2 vòng đầu, Dương bước vào vòng phỏng vấn thứ 3 với các thành viên trong lab và được đánh giá khá tốt.
Vài ngày sau, Dương tham gia phỏng vấn lần thứ 4. Giáo sư cho biết Dương đủ tiêu chí lựa chọn nhưng ông phân vân liệu cô có đủ vững tinh thần để học tiến sĩ không? Vì học tiến sĩ là quá trình rất khó khăn và vất vả, áp lực rất lớn, và nhiều căng thẳng.
Dương đã trả lời rằng: “Sau 3 năm ở Hàn Quốc em học được cách thích nghi với áp lực cao trong việc làm nghiên cứu khoa học. Phải tin tưởng vào bản thân mình, biết được giá trị của mình ở đâu, nhận ra ưu điểm và nhược điểm của mình là gì? Để khi nhận được bất cứ lời khen ngợi hay chê bai, thành công hay thất bại vẫn không bị lung lay, kiên trì theo đuổi đề tài”.
Sáng 6/9/2021, Dương nhận được thư báo đậu học bổng của giáo sư và có mức lương là 2.800€/tháng trước thuế. Dương cho biết sẽ tiếp tục học ngành Sinh học phân tử, nối tiếp hướng nghiên cứu ở bậc thạc sĩ là chỉnh sửa hệ gen thực vật và công nghệ nhân giống cây trồng mới để tạo ra các giống cây ưu việt ứng phó với biến đổi khí hậu.
“Biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều hệ quả lớn tiêu cực đến nền nông nghiệp. Ví dụ như hạn hán, lũ lụt, đất nhiễm mặn, dịch bệnh trên cây trồng, nhiệt độ thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh,... Công nghệ chỉnh sửa hệ gen thực vật có thể giúp tạo ra giống cây ưu thế hơn với khả năng kháng các điều kiện bất lợi và vẫn cho được năng suất chất lượng cao. Do đó em rất muốn thực hiện đề tài này”, Dương nói.
Nói về hành trình của mình, Dương cho rằng bản thân đã từng không có kết quả cao, luôn bắt đầu chậm hơn các bạn. Tuy nhiên, chưa bao giờ em dừng lại, nỗ lực thực hiện từng chút một để có kết quả hôm nay.
Dương cũng chia sẻ, lựa chọn học tiến sĩ vì em thật sự đam mê nghiên cứu khoa học. Em cũng xác định mình sẽ nhận được gì, mất gì và sẵn sàng chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Ngọc Linh
Tiến sĩ người Việt làm chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia của Hàn Quốc
Ở tuổi 32, TS Huỳnh Thế Thiện là tác giả của 58 bài báo khoa học quốc tế và là chủ nhiệm một đề tài cấp quốc gia của Hàn Quốc.