Ở những khu nhà trọ lân cận Bệnh viện Nhi Trung ương (quận Đống Đa,ậncảnhnhàtrọchỉvàimétvuôngnónghầmhậpgiữaThủđôngườithuêámảnhđếncảgiấcngủsoi keo slovenia Hà Nội), người ra vào lúc nào cũng tấp nập.
Họ là những gia đình có con/cháu đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ngoài thời gian đưa con đến bệnh viện khám chữa theo lịch hẹn, họ lại trở về khu nhà trọ giá rẻ.
Cũng bởi giá rẻ mà trong những ngày hè đổ lửa của Hà Nội, cuộc sống dưới những mái fibro xi măng luôn trong tình trạng hầm hập, nóng bức cả ngày lẫn đêm.
Mặc dù người thuê trọ đã sử dụng tất cả các biện pháp chống nóng cơ học như tưới nước sàn nhà, đặt chậu nước dưới cửa sổ… nhưng tất cả đều không thể chống lại sức nóng. Nhất là thời điểm đêm về, sức nóng khiến người thuê trọ ám ảnh cả trong giấc ngủ.
Chùm ảnh ghi nhận của PV tại một số khu nhà trọ lân cận Bệnh viện Nhi Trung ương:
Đây là khu trọ mà bà Ánh (65 tuổi) thuê ở gần Bệnh viện Nhi Trung ương (Đống Đa) nhìn từ trên cao.
15h chiều, ánh nắng chiều mới vừa tạt qua cánh cửa nhà trọ của vợ chồng bà Ánh. Sức nóng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Dẫn PV tham quan khu nhà trọ, bà Ánh cho biết, ngày trước khu nhà trọ này rất đông sinh viên thuê trọ. Nhưng giờ đây những sinh viên đó đều ra ngoài thuê nhà trọ có điều hòa, chỉ còn lại những người lớn tuổi quê ngoại tỉnh ở đây đi làm thêm để kiếm sống.
Lối hành lang của khu nhà trọ chỉ rộng chừng 1,2 mét vuông. Để giảm phần nào sức nóng ở khu nhà trọ, bà Ánh đều quét sạch rồi tưới nước xuống nền gạch mỗi khi có thời gian.
Vào buổi đêm, bà Ánh luôn đặt chiếc quạt ở ngay cửa sổ để quạt hút gió mới vào toàn bộ căn phòng. Bà Ánh cho biết: "Tôi ở đây đã gần 10 năm, mặc dù nhà trọ đều được lợp bằng fibro xi măng, có nóng nực ngày hè nhưng thu nhập của tôi cũng chỉ đủ để ở những nơi như thế này, nên dù nóng nực, tôi vẫn phải chấp nhận".
Để ngăn những vệt nắng vào mỗi buổi chiều, người dân trong khu trọ đã sử dụng tấm xốp để làm mái che, ngăn phần nào sức nóng.
Bà Lê Thị Mỹ (63 tuổi, quê ở Phú Thọ) sinh sống ở khu nhà trọ này đã hơn 2 năm nay. Bà Mỹ làm giúp việc nhưng chồng bà bị tai biến, phải thường xuyên vào bệnh viện điều trị, tốn nhiều tiền của nên bà Mỹ chấp nhận thuê nhà trọ này với giá 1,7 triệu đồng/tháng để dành tiền lo liệu cho chồng.
Trong khu nhà trọ này, có lẽ, căn phòng của bà Vân (58 tuổi, quê ở Hưng Yên) là tạm bợ nhất. Bởi giá thuê có lên đến 1,8 triệu đồng/tháng nhưng bức tường xuống cấp, bà Vân phải dùng tấm ni-lông dán lên tường để ngăn vữa rơi rụng xuống đầu giường. Dù đêm nào bà Vân cũng dùng nước tưới sàn nhà nhưng sức nóng vẫn không hề thuyên giảm, khiến giấc ngủ của bà Vân cũng đầm đìa mồ hôi.
Hình ảnh bên ngoài hành lang khu trọ.
Tất cả những không gian dưới tấm mái tôn, mái fibro xi măng đều có người sinh sống.
Quang cảnh các khu nhà trọ lân cận Bệnh viện Nhi TƯ nhìn từ trên cao.
Nhà trọ Trâm Anh - ở cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, người ra vào đều bồng bế trên tay một trẻ nhỏ cùng túi thuốc.
Nhà trọ Trâm Anh có khoảng 30 phòng, với phòng không có điều hòa thì có giá 100.000 đồng/người/ngày đêm và 130.000 đồng/người/ngày đêm với phòng có điều hòa. Với những phòng phải ở tập thể như thế này thì giá thuê tính theo giường, mỗi giường có giá 80.000 đồng và không có điều hòa làm mát.
Tại khu nhà trọ của chị Tươi (ở ngõ 75 đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm) cũng tương tự. Sức nóng ngày hè luôn là nỗi ám ảnh của những người thuê trọ. Nhiều sinh viên thuê trọ ở đây đều chấp nhận một cuộc sống tiết kiệm, dù nóng nực.
Cận cảnh khu nhà trọ của chị Tươi ở ngõ 75 đường Lê Quang Đạo dưới mái tôn fibro xi măng.
Theo Báo Gia đình
Quỵt tiền thuê nhà rồi lặn mất tăm, chủ trọ hoảng hồn khi nhận lại căn hộ
- Người chủ nhà không chỉ đối mặt với ngôi nhà hôi thối, bẩn thỉu mà còn mất chi phí hàng trăm triệu để sửa chữa.