Cùng đó,ầnThơđặtchỉtiêucuốinămđàotạonghềcholaođộngnôngthôvdqg phap dự kiến, năm 2020, TP tiếp tục thực hiện đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề cho 5.000 lao động nông thôn; phấn đấu tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt 82%.
Thực hiện Đề án 1956, trong 10 năm, TP Cần Thơ có 45 đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó có 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và 24 cơ sở ngoài công lập (đa số là doanh nghiệp tham gia dạy nghề). Hầu hết các cơ sở đều đáp ứng tốt về trang thiết bị để đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại cơ sở cũng như dạy nghề tại các xã, phường hay khu vực, ấp.
Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng. |
Theo ông Châu Hồng Thái, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương Bình và Xã hội TP Cần Thơ, công tác xây dựng các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có nhiều kết quả tích cực, nâng cao mức sống của người lao động.
Đặc biệt là các mô hình người lao động được bao tiêu đảm bảo đầu ra sản phẩm, giúp họ yên tâm trong lao động sản xuất, tranh thủ thời gian nhàn rỗi để gia công sản phẩm; các mô hình liên kết với doanh nghiệp để đào tạo và nhận vào làm tại doanh nghiệp sau khi học xong chương trình; một số mô hình nông nghiệp giúp người lao động tự tạo việc làm và cung cấp sản phẩm cho nhu cầu của địa phương....
Các kết quả này góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động trong độ tuổi lao động, từ đó cho thấy hiệu quả của Đề án 1956 đã được thể hiện rõ rệt và ngày càng được nâng cao trong thực hiện phát huy các mô hình sau học nghề.
Hải Nguyên
- Thái Bình đã đạt được hiệu quả trong việc thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong vòng 10 năm qua khi đào tạo nghề được cho 73.558 người với tỷ lệ có việc làm khá cao.
(责任编辑:World Cup)