Hai đứa trẻ khốn khổ
Vợ chồng chị Hằng có 3 đứa con. Con gái đầu sinh năm 2005,ạinãocongáiungthưgiađìnhnghèorơivàobếtắsoi keo truc tiep hiện đang học lớp 9, chuẩn bị giai đoạn vượt cấp. Làm công nhân, thu nhập thấp, cuộc sống ở trọ khó khăn, nên phải 8 năm sau khi sinh con gái, vợ chồng chị mới dám có thêm bé thứ 2 là Quốc Bảo. Đau đớn thay, đứa trẻ sinh ra đã bị bại não, đưa con đi khắp các bệnh viện nhưng không chữa khỏi. Nghe bác sĩ khuyên đưa con về, nuôi được bao lâu là tùy duyên của con. Ấy vậy mà đến nay, bé Quốc Bảo cũng đã được 7 tuổi.
Chị Hằng tâm sự: “Thấy con trai bị như vậy, nên khi bị vỡ kế hoạch, vợ chồng tôi hi vọng đứa nhỏ là của trời ban, để đền bù cho sự thiệt thòi của gia đình. Vậy là để sinh. Ai ngờ đâu, con còn khổ hơn anh trai”.
Những tưởng đứa con gái bé bỏng Anh Thi là món quà trời ban cho gia đình, nhưng không ngờ con phải gánh chịu nỗi đau khi còn quá nhỏ như vậy. |
Bé út Trần Nguyễn Anh Thi sinh đầu tháng 2 năm 2017. Con bị bướu tế bào mầm cùng cụt. Trước khi phát hiện ra bệnh, đứa trẻ cũng đã phải chịu khổ cả tháng trời.
Khi bé Anh Thi được 11 tháng, chị Hằng thấy con thường xuyên rặn, chỉ nghĩ đơn giản con bị táo bón. Đưa đi khám ở bệnh viện địa phương, bác sĩ cũng chẩn đoán như vậy rồi kê thuốc cho con về uống. Thuốc thuốc trị táo bón đến tiêu chảy mà con vẫn rặn. Đưa con lên Bệnh viện Nhi Đồng 1, bác sĩ cũng kê cho con thuốc táo bón uống trong 2 ngày rồi hẹn tái khám. Tuy nhiên, mới uống thuốc được 1 ngày, con đã tiêu chảy. Đêm đó, con không thể đi tiểu, bụng con phình to, cứng ngắc, vợ chồng chị bế con đi bệnh viện ở quê ngày trong đêm. Sau khi siêu âm, bác sĩ phát hiện ra khối u, rồi chuyển con lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 để khám lại. Trong một tuần ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, làm xét nghiệm các thứ, chụp MRI mới ra kết quả. Con bị bướu ác tính.
Bởi khối u nằm ở mặt trước của xương cùng cụt, nên nó cản bàng quang, bóng đái, không nhìn được bằng mắt. Vì vậy, khi phát hiện thì khối u đã to, không thể mổ. Các bác sĩ chuyển con qua Bệnh viện Ung bướu để hóa trị. Sang bên này, con lại làm xét nghiệm từ đầu, lấy tủy đồ, mất 21 ngày rồi con mới bắt đầu vô thuốc.
Từ đó đến nay, hơn 20 toa thuốc, toa nào cũng đánh con bầm dập. Chị Hằng luôn phải để sẵn chậu trong quá trình truyền thuốc cho con. |
“Toa thuốc đầu tiên con vật vã lắm. Mới 11 tháng, ngay ngày đầu tiên, miệng của con bị rộp trắng, ngày thứ 2 thì con bị lở hết. Vô toa thuốc đầu tiên hết 6 ngày, cả 6 ngày con không thể ăn uống, cứ ăn vào là nôn ra. Sau đó về nhà được 6 ngày miệng con mới bắt đầu đỡ dần và ăn uống được. Tiếp đó, con lại bắt đầu rụng tóc, lông mày, lông mi, nhìn con trụi lủii khiến chúng tôi đều cảm thấy như đứt khúc ruột”, chị Hằng nghẹn ngào.
Dù mới hơn 3 tuổi, nhưng bé Anh Thi chỉ được 11 tháng mạnh khỏe. Sau đó đến nay là những ngày con phải sống trong bệnh tật, đau đớn.
Kiếp ở trọ, cha mẹ nghèo đau đớn không tiền chữa bệnh cho con
Từ khi phát bệnh đến nay, Anh Thi đã phải truyền hơn 20 toa thuốc hóa trị. Sau 8 toa đầu tiên, con được mổ lấy khối u, rồi tiếp tục hóa trị đến nay. Trong số đó, chỉ có 5 toa thuốc đầu tiên là hoàn toàn do bảo hiểm chi trả. Từ toa thứ 6, khi cơ thể con không còn đáp ứng thuốc, bác sĩ yêu cầu phải mua thuốc đặc trị, ngoài danh mục bảo hiểm. Càng về sau, bệnh của con càng cần nhiều thuốc ngoài danh mục bảo hiểm, số tiền chi phí của vợ chồng chị Hằng cũng ngày một tăng theo.
Trước khi con bị bệnh, cả hai vợ chồng chị đi làm công nhân, thu nhập cả hai vợ chồng khoảng 8-9 triệu đồng, vừa đủ chi tiêu phòng trọ, sinh hoạt phí, tiền học của con gái, tiền thuốc men của con trai, chẳng thể dư ra đồng nào. Từ khi Anh Thi bị bệnh, chị Hằng đi làm bữa được bữa nghỉ, một thời gian ngắn sau chị bị cắt hợp đồng, chỉ còn mình anh Tính làm công nhân, tháng nào tăng ca nhiều thì mới được 6 triệu.
Bé Quốc Bảo bị bại não, nằm một chỗ. Mỗi khi ba mẹ đưa em xuống bệnh viện, con ở nhà cùng bà ngoại. |
Gần đây, bệnh của con trở nặng, anh cũng phải nghỉ làm thường xuyên hơn, rồi cũng bị công ty cắt hợp đồng. Hai vợ chồng cũng chẳng dám than trách ai. Anh Tính đi làm lao động tự do, ai thuê gì làm nấy, cố gắng để có được chi phí thuốc thang và chữa bệnh cho các con. Tuy nhiên, gần đây, miền Tây gặp phải hạn mặn, công việc khó khăn, lại thêm tác động của dịch Covid-19, anh Tính gần như mất việc hoàn toàn. Trước đây, số tiền vợ chồng họ vay mượn đã lên tới cả trăm triệu, nhưng do chưa trả được, cũng không có tài sản gì để đảm bảo, vì vậy không thể vay mượn thêm nữa.
Lâm vào đường cùng, vợ chồng anh tạm ngưng thuốc cho Quốc Bảo, ngưng hóa trị cho Anh Thi mà chuyển sang điều trị bằng thuốc Nam. Mới được 12 ngày ngưng thuốc, bé Bảo bị khó thở, ho nhiều, con không thể ăn uống, cứ ăn vào là nôn ra. Còn bé Anh Thi, sau khi uống hết một đợt thuốc, bệnh của con trở nặng, vợ chồng chị Hằng cắn răng, đánh liều đưa con quay lại bệnh viện. Nhưng gia đình hai bên đều nghèo khó, ai có thể giúp đỡ cũng đã giúp hết sức. Trong thời điểm dịch bệnh, công việc cũng ngưng trệ. Hai vợ chồng chưa biết xoay sở thế nào để có tiền cho hai đứa nhỏ tội nghiệp.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Soi gương không thấy còn cọng tóc, cô bé lại rơm rớm nước mắt. Ở độ tuổi 13 hồn nhiên, vậy mà bé đã hiểu được phần nào nỗi đau mà bản thân và gia đình đang gánh chịu.
顶: 4踩: 675
评论专区