Mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” được thành lập bởi Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống Covid-19 nhằm huy động nguồn lực xã hội tư vấn người nhiễm hoặc có nguy cơ cao mắc Covid-19 tại cộng đồng,ôngnghệgiúpgầnybácsĩtìnhnguyệnviênchămsócvàsànglọcFtừbóng đá truc tiếp hỗ trợ tăng cường cho y tế các tỉnh đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.
Đối tượng chính mạng lưới tập trung hỗ trợ là bệnh nhân Covid-19, trường hợp xác định chưa kịp đưa đến cơ sở y tế điều trị (do mới phát hiện hoặc do cơ sở quá tải); trường hợp xác định có chỉ định theo dõi điều trị tại nhà, sau điều trị ban đầu tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; trường hợp tiếp xúc có triệu chứng nhưng xét nghiệm gần nhất cho kết quả âm tính và trường hợp tiếp xúc nguy cơ cao vì ở chung trong không gian kín với bệnh nhân Covid-19.
Theo đánh giá của mạng lưới, đây là nhóm đối tượng dễ tổn thương do chưa biết tình trạng của mình ở mức độ nào, khi nào thì mình cần phải/ được đưa đi bệnh viện điều trị; chưa biết phải gọi cho chuyên gia y tế nào và ở đâu để hỏi ý kiến khi đang tự cách ly tại nhà; chưa liên hệ được cơ quan y tế khi trở bệnh nặng hơn và dễ mang tâm lý hoang mang dẫn đến hoảng loạn.
Bước đầu, mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” hoạt động tại TP.HCM, tiếp đó là Bình Dương và từ ngày 19/8 được mở rộng triển khai tại Hà Nội. Công nghệ đã và đang hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của mạng lưới.
Qua một cổng kết nối trực tuyến, các y bác sĩ có thể liên lạc với bệnh nhân Covid-19 bằng một đầu số thống nhất. (Ảnh do Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành cung cấp) |
Cụ thể, mạng lưới đã ứng dụng công nghệ vào các nhiệm vụ: vận hành tổng đài kết nối trực tuyến, phát triển công cụ điều phối công việc theo thời gian thực cho tình nguyện viên, giúp hàng ngàn y bác sĩ có thể đồng thời tư vấn từ xa cho bệnh nhân; ghi và chia sẻ kết quả qua các cấp, tránh trùng lặp đối tượng; phân tích dữ liệu, cung cấp thêm thông tin về những ca bệnh nặng, hỗ trợ ngành y tế trong điều phối nguồn lực cấp cứu.
Để xây dựng một cổng kết nối phiên bản mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, hơn 50 tình nguyện viên công nghệ của mạng lưới trên khắp thế giới đã liên tục giải quyết bài toán xây dựng sản phẩm, quản lý dữ liệu và phân luồng, điều chuyển cũng như bảo mật dữ liệu bệnh nhân bằng công nghệ. Các tính năng cũng được cập nhật theo ngày và điều chỉnh đúng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân.
Bằng cổng kết nối này, các y bác sĩ đã thực hiện các cuộc gọi chăm sóc từ xa. Người dân TP.HCM và Hà Nội hiện có thể gọi vào tổng đài 1022 của địa phương mình để tiếp cận với sự chăm sóc y tế từ y bác sĩ của mạng lưới Thầy thuốc đồng hành.
Với Bình Dương, các y bác sĩ đã chủ động gọi điện chăm sóc y tế và sàng lọc F0 từ xa. Tới đây, người dân Bình Dương có thể dùng đầu số để liên hệ với mạng lưới khi cần được tư vấn, hỗ trợ.
Hằng ngày, các y bác sĩ và tình nguyện viên của mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” làm việc vào trao đổi trên một mạng xã hội Việt Nam. |
Theo thống kê, kể từ thời điểm chính thức đi vào hoạt động - ngày 1/8 cho đến hết ngày 16/8, đã có 368.000 cuộc gọi được thực hiện bởi gần 4.000 y bác sĩ, tình nguyện viên trên khắp cả nước; gần 70.200 bệnh nhân được hỗ trợ y tế từ xa, trong đó có hơn 720 ca F0 trở nặng được cấp cứu kịp thời chỉ riêng trên địa bàn TP.HCM.
Song song đó, mạng lưới đã nhận được nhiều phản hồi tốt từ các bệnh nhân đã được chăm sóc, các tình nguyện viên.
Ngoài ra, gần 4.000 y bác sĩ, tình nguyện viên của mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” đang làm việc vào trao đổi trên mạng xã hội do một startup Việt Nam hỗ trợ.
Vân Anh
Cùng với việc yêu cầu các đơn vị phối hợp chặt chẽ với mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành” để tư vấn sức khỏe cho bệnh nhân Covid-19, Sở Y tế TP.HCM cũng công bố hotline hỗ trợ người bệnh 093.95.96.999 chính thức hoạt động từ ngày 5/8.
顶: 3525踩: 29
评论专区