"Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu để tránh đầu cơ là chính xác. Giới đầu tư,ườivaymuađấtlo chếtcứngvìđánhthuếtheothờigiansởhữbảng xếp hạng thổ nhĩ kỳ 1 kinh doanh luôn tính đến lãi suất trên số tiền. Nếu một mã số định danh cá nhân mua đi bán lại nhiều thì cứ đánh thuế lũy tiến lên. Một lô đất hay nhà nếu mua đi bán lại cũng sẽ bị đánh thuế theo thời gian: ví dụ bán lại sau một năm bị đánh thuế 20%, sau hai năm còn 18%, càng để lâu càng giảm thuế... Làm như vậy là hợp lý nhất".
Đó là quan điểm của độc giả Phạm Báchủng hộ đề xuất đánh thuế mua bán nhà đất theo thời gian sở hữu. Hiện tại, chính sách thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam không phân biệt theo thời gian nắm giữ bất động sản của người chuyển nhượng. Thu nhập chịu thuế từ mua bán nhà, đất được xác định là giá chuyển nhượng từng lần, với thuế suất 2%. Bộ Tài chính đề xuất có thể thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng nhà đất theo thời gian nắm giữ giống như một số quốc gia.
>> 'Bàn đạp ba bước trước khi đánh thuế bất động sản thứ hai'
Đồng tình với giải pháp này, bạn đọc Dat.phamlenhận định: "Thuế này phải đánh từ lâu rồi mới đúng. Đừng sợ ảnh hưởng thị trường bất động sản hay sản xuất nào đó. Có ảnh hưởng chút khi mới bắt đầu áp dụng nhưng sau đó sẽ cân bằng. Xã hội sẽ vận động chuyển mình với những ngành kinh tế khác chứ không phải không muốn làm gì, suốt ngày đầu cơ, lướt sóng làm xã hội phát triển không ổn định".
Lấy dẫn chứng từ kinh nghiệm của nước ngoài, độc giả Lgdntienbình luận: "Việc đánh thuế này rất hợp lý. Bên New Zealand, giao dịch nhà đất năm đầu tiên bị đánh thuế 35%, từ một đến ba năm thuế 20%, từ ba đến năm năm thuế 10%, từ năm đến 10 năm thuế 5%, và trên 10 năm thuế 2%. Như vậy, chúng ta sẽ chặn hết được những người đầu cơ và lướt sóng - nguyên nhân chính làm tăng giá ảo. Chứ sở hữu nhiều bất động sản là nhu cầu, không nên đánh thuế bất động sản thứ hai, vì nó đánh mạnh vào túi tiền của người ở trọ, những người nghèo".