当前位置:首页 > Cúp C2

Cuộc gọi nửa đêm cứu sống 2 trẻ bị tay chân miệng nguy kịch ở Bạc Liêu_torino vs juventus

TheộcgọinửađêmcứusốngtrẻbịtaychânmiệngnguykịchởBạcLiêtorino vs juventuso Phó giáo sư, bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh nhi là bé gái N.P.N, 23 tháng tuổi ở Bạc Liêu.

Sau hai ngày sốt nhẹ, ăn kém, giật mình chới với khi ngủ, trẻ được chuyển vào Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán em bị bệnh tay chân miệngđộ 2A. Chỉ sau 2 giờ nhập viện, trẻ diễn tiến nặng sang độ 3 với triệu chứng giật mình nhiều, mạch nhanh và tăng huyết áp. 

Ngay lập tức, các bác sĩ điều trị đặc hiệu bằng thuốc Immunoglobulin, vận mạch, chống co giật nhưng không cải thiện. Bé gái suy hô hấp nặng được đặt nội khí quản thở máy, sốt cao liên tục và rối loạn huyết động học với mạch nhanh 200 lần/ phút, huyết áp thấp. Tính mạng của trẻ bị đe dọa.

Bé gái nguy kịch vì tay chân miệng. Ảnh: BSCC.

Giữa đêm, bác sĩ Quang nhận điện thoại của đồng nghiệp thuộc Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, xin chuyển bé gái lên tuyến trên ở TP.HCM. Tuy nhiên, tình trạng của trẻ rất nặng, việc chuyển viện không an toàn. 

“Nếu chuyển đi lúc đó chắc chắn trẻ sẽ tử vong. Qua hội chẩn bằng điện thoại, chúng tôi quyết định tiến hành lọc máu ngay trong đêm để cứu bệnh nhi”, bác sĩ Quang chia sẻ.

Lọc máu là một kỹ thuật rất khó, càng khó hơn khi thực hiện trên trẻ bị tay chân miệng nặng (nhỏ tuổi, ít cân nên dễ thất bại).

Tuy nhiên, qua hội chẩn từ xa, các bác sĩ Bạc Liêu đã thực hiện thành công phương án trên giúp bé gái 23 tháng tuổi thoát cơn nguy kịch. Sau hơn 2 tuần, bệnh nhi xuất viện khỏe mạnh và không có di chứng thần kinh.

Tương tự, một bé gái 28 tháng tuổi bị tay chân miệng độ 4, phù phổi cấp cũng được điều trị ở Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu. Trẻ đối mặt với tỷ lệ tử vong rất cao.

Trong đêm khuya, bác sĩ cũng gọi cho chuyên gia Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM để hội chẩn qua điện thoại và tiến hành lọc máu, cứu sống bệnh nhân.

Bác sĩ Quang nhấn mạnh, trong khoảng 1 tháng qua, các bệnh viện tuyến tỉnh miền Tây Nam Bộ (Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Long An … ) đã tiếp nhận nhiều trẻ bị tay chân miệng mức độ nặng và nguy kịch.  

Khi trở nặng, bệnh tay chân miệng sẽ diễn tiến rất nhanh, nguy cơ tử vong cao nhất là do Enterovirus 71 (EV71). Đối với các bệnh viện ở xa, việc chuyển bệnh nhi nặng về tuyến cuối ở TP.HCM sẽ không an toàn, nguy cơ tử vong cao trên đường vận chuyển.  

Ông cho rằng dịch bệnh tay chân miệng năm nay rất “căng” ngay từ đầu mùa nên cần phải tập huấn chuyên môn cho tuyến dưới cũng như cảnh báo đến cộng đồng. 

Trẻ bị tay chân miệng cần được chẩn đoán sớm, theo dõi sát và điều trị kịp thời. Khi trẻ bị loét họng, xuất hiện hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán.

Các dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng cần chú ý là sốt cao liên tục, khó hạ, sốt trên 2 ngày, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, tay chân lạnh, vã mồ hôi, li bì, thở mệt… Khi trẻ có các dấu hiệu này, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

Sau một năm, hai người mẹ lại gặp nhau ở viện vì con tái mắc tay chân miệng

Sau một năm, hai người mẹ lại gặp nhau ở viện vì con tái mắc tay chân miệng

Hai năm liền, chị Yến (ở Bình Dương) và chị My (trú tại TP.HCM) đều gặp nhau tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì chăm con mắc tay chân miệng.

分享到: