Mới đây,àGianglinhhoạttruyềnthôngbệnhtanmáubẩmsinhchongườidântộcmiềnnúbảng xếp hạng giải vô địch brazil Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Đồng Văn tổ chức truyền thông tại 2 xã Sảng Tủng và Lũng Thầu về chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh tan máu bẩm sinh(Thalassemia). Hà Giang là một trong 5 tỉnh dịch tễ (4 tỉnh còn lại gồm Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) được đưa vào dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, có truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia. Buổi truyền thông tại huyện Đồng Văn dành cho đối tượng là cán bộ xã, trưởng, phó thôn, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên thôn, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học và người dân các thôn gần UBND xã. Cán bộ khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh đã giới thiệu, cung cấp kiến thức về nguyên nhân và cơ chế gây di truyền bệnh, cách phòng bệnh để không sinh ra những đứa con mắc bệnh; tư vấn khám sàng lọc phát hiện và điều trị bệnh... Trước đó, Sở Y tế tỉnh Hà Giang cũng tổ chức truyền thông về bệnh Thalassemia cho người dân xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn. Điểm đặc biệt là buổi truyền thông được tổ chức một phần tại phiên chợ trung tâm xã với hơn 300 người dân tham gia, sau đó, giáo viên, trưởng thôn, y tế thôn, nam nữ thanh niên chưa kết hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các thôn được mời đến hội trường UBND xã để nghe tư vấn về bệnh di truyền này. Tại Hà Giang, hiện bệnh nhân Thalassemia được điều trị ở 2 bệnh viện là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang. Khoa Huyết học lâm sàng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện quản lý khoảng 300 bệnh nhân Thalassemia thể phụ thuộc truyền máu, hàng tháng bệnh nhân được truyền máu và điều trị thải sắt định kỳ. Từ tháng 10/2022 phòng khám Huyết học thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập, từ đó phòng khám thực hiện các hoạt động chuyên môm như: tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn cho những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu làm xét nghiệm sàng lọc Thalassemia... - 100% khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) có truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia - Có ít nhất 10% cán bộ y tế, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, người có ảnh hưởng đến cộng đồng (giáo viên, cán bộ tư pháp xã, cộng tác viên dân số, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, già làng, trưởng bản...) được nâng cao nhận thức về bệnh Thalassemia tại 5 tỉnh dịch tễ.- - Tập trung can thiệp trên nhóm nam nữ trước kết hôn (có thể chọn học sinh cấp 3 trường dân tộc nội trú), phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện huyện và tỉnh. Trích hướng dẫn thực hiện Nội dung 2: Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc Dự án 7, do Bộ Y tế ban hành.