Chiếc khẩu trang bóc trần khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ_bxh vdqg uzbekistan

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【】 发布时间:2025-01-15 23:48:23 评论数:

Vào một tối chủ nhật tại Le Bilboquet,ếckhẩutrangbóctrầnkhoảngcáchgiàunghèoởMỹbxh vdqg uzbekistan nhà hàng nổi tiếng ở khu Hamptons thuộc thành phố New York, nhiều thực khách nhấm nháp món trứng cá muối trị giá 475 USD/hộp. Một quý ông lịch lãm khoe chiếc đồng hồ bằng vàng với bạn gái. Nhóm 10 người diện trang phục lộng lẫy, say sưa nhảy theo điệu nhạc.

Tất cả họ đều không đeo khẩu trang, trong khi nhân viên phục vụ, pha chế luôn che miệng và mũi, theo The New York Times.

Cảnh tượng tương tự cũng diễn ra tại cửa hàng Gucci ở East Hampton. Ở đây, tấm bảng ghi rõ khách hàng đã tiêm vaccine Covid-19 có thể vào mà không cần che mặt. Bên trong, tất cả nhân viên đeo khẩu trang y tế theo quy định của công ty.

Khau trang phan biet giau ngheo o My anh 1

Khách hàng không đeo khẩu trang khi gọi đồ ăn tại nhà hàng ở Upper East Side của Manhattan.

Kể từ khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) sửa đổi hướng dẫn cho phép người đã tiêm chủng đầy đủ tháo khẩu trang ở không gian trong nhà, một sự phân biệt rõ ràng đã xuất hiện, đặc biệt ở những nơi cung cấp dịch vụ cao cấp.

Hầu hết người đeo khẩu trang có xu hướng thuộc tầng lớp lao động như nhân viên cửa hàng, bồi bàn, dọn vệ sinh, làm móng, bảo vệ, lễ tân, nhà tạo mẫu tóc và tài xế. Trong khi đó, những cá nhân không che mặt thường là khách hàng giàu có.

“Tôi vẫn còn kinh hãi”

Các nhà tuyển dụng do dự khi thảo luận về quy định khẩu trang của họ, nhưng có một số lý do hợp lý để yêu cầu nhân viên luôn đeo nó.

Chỉ dưới 50% người dân Mỹ được tiêm chủng đầy đủ. Tiến sĩ Lisa Maragakis, nhà dịch tễ học và phó giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, cho biết các biến thể của SARS-CoV-2, có khả năng lây nhiễm và kháng vaccine cao, đang gia tăng.

Nhân viên nhà hàng, bán lẻ, thu ngân… tiếp xúc với rất nhiều khách hàng mỗi ngày. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ và khách hàng. Thêm vào đó, các vấn đề về trách nhiệm pháp lý đối với người sử dụng lao động có thể phát sinh, đồng thời cản trở hoạt động kinh doanh vào thời điểm thiếu nhân công.

Khau trang phan biet giau ngheo o My anh 2

Sự đối lập rõ ràng giữa khách hàng và nhân viên tại nhà hàng ở Manhattan trong việc đeo khẩu trang.

Ngay cả tại những nơi cho phép nhân viên đã tiêm chủng lựa chọn tháo bỏ khẩu trang, nhiều người vẫn tiếp tục đeo.

Michelle Booker, nhân viên cửa hàng ở Midtown Manhattan thuộc thành phố New York, cho biết: “Chẳng biết ai đã bị virus tấn công và ai chưa”.

Gần đây, cô luôn đeo khẩu trang, dù công ty cho phép nhân viên đã tiêm vaccine Covid-19 được tháo bỏ nó. “Tôi không tin tất cả người đến đây đều khỏe mạnh. Tôi vẫn còn kinh hãi”, Booker lý giải.

Erin Vearncombe, giáo sư tại ĐH Toronto (Canada) nghiên cứu xã hội học về quy tắc ăn mặc, nhận định việc tất cả người lao động đeo khẩu trang gửi đi thông điệp về cách nhà quản lý quan tâm đến sức khỏe của cả khách hàng và nhân viên.

Biểu tượng mới của sự bất bình đẳng

Sự phân chia giai cấp có thể không phải lúc nào cũng là cố ý. Tuy nhiên, việc khẩu trang xuất hiện như biểu tượng của sự bất bình đẳng trong đại dịch vẫn có thể gây khó chịu.

Tại cửa hàng Apple ở Midtown gần đây, các khách hàng không đeo khẩu trang mua sắm những chiếc iPhone trị giá 1.500 USD. Nhân viên bán hàng, những người có thể không kiếm được nhiều như vậy trong một tuần, thì làm điều ngược lại.

Tại cửa hàng Sweetgreens gần đó, nhân viên thực phẩm đeo khẩu trang đen, hầu hết là người da màu, chuẩn bị món salad trị giá 14 USD cho nhóm khách hàng da trắng.

Tiến sĩ Vearncombe cho biết: “Điều này gửi đi thông điệp, được thể hiện từ cả hai phía, rằng cơ thể của người đeo khẩu trang ‘rủi ro hơn’ so với của khách hàng. Một số nhóm nhất định có nhiều quyền tự do dân sự hơn các nhóm khác”.

Khau trang phan biet giau ngheo o My anh 3
Khau trang phan biet giau ngheo o My anh 4

Khách hàng không đeo khẩu trang tại ở Broadway (trái), trong khi đầu bếp che mặt.

Một số người lao động cho rằng tiêu chuẩn kép về khẩu trang, quy định dành cho khách hàng khác đối với nhân viên phục vụ, không chỉ là phân biệt đối xử mà còn phi logic.

Jose de la Rosa (26 tuổi), làm việc tại cửa hàng ở Quảng trường Thời đại, cho biết: “Khách hàng tiêm vaccine không cần đeo khẩu trang, nhưng chúng tôi không thể yêu cầu họ cung cấp bằng chứng. Nhân viên chúng tôi được tiêm phòng đầy đủ, có thể chứng minh được điều đó, nhưng vẫn phải đeo chúng. Thật là kỳ quặc”.

Khi ngày càng có nhiều người Mỹ được tiêm chủng, một số cơ sở kinh doanh đã áp dụng chính sách đồng nhất cho cả nhân viên và khách hàng, cho phép bất kỳ ai được tiêm chủng đầy đủ đều có thể bỏ khẩu trang.

Loạt cửa hàng bao gồm Louis Vuitton, Verizon, Dior, Target và Home Depot có chính sách này tại tất cả cửa hàng ở Mỹ. Starbucks gần đây thông báo những nhân viên được tiêm phòng có thể bỏ khẩu trang từ ngày 5/7.

Tuy nhiên, hiện tại, sự phân biệt về khẩu trang vẫn còn ở nhiều nơi. Vào một buổi chiều gần đây ở khu Hudson Yards, Mark Pasektsky (49 tuổi), chiến lược gia quan hệ công chúng, mua đồ tại cửa hàng Theory khi không đeo khẩu trang. Các nhân viên đang giúp anh thì đều làm điều này.

“Thật kỳ lạ, phải không? Ở mức độ nào đó, mọi người không thể đổ lỗi hoàn toàn cho nhà tuyển dụng. Thật khó để họ đưa ra chính sách bảo vệ tất cả. Nhưng nhiều người vẫn bối rối và thắc mắc tại sao họ bắt nhân viên đeo khẩu trang trong khi khách hàng thì không?”, Pasektsky nói.

Theo Zing

Kỳ lạ cuộc thi tìm thí sinh 'đẹp khi đeo khẩu trang'

Kỳ lạ cuộc thi tìm thí sinh 'đẹp khi đeo khẩu trang'

Mới đây, một cuộc thi sắc đẹp đang gây xôn xao dư luận khi lần đầu tiên trên thế giới tìm kiếm những thí sinh đẹp cả khi… đeo khẩu trang.