Luật chống game của bang California,ỹbảohộgamenhưsáchbáoâmnhạcvàphimảsố liệu thống kê về marseille gặp rennes Mỹ, với những quy định cấm bán hoặc cho thuê game có nội dung bạo lực đối với trẻ vị thành niên, bị Tòa án Tối cao nước này nhận định đã vi phạm “Điều Tu chính thứ nhất” của Hiến pháp Mỹ.
Phán quyết trên được đưa ra hôm 27/6, có 7 phiếu ủng hộ và 2 phiếu phản đối, đã đánh dấm chấm hết cho cuộc chiến pháp lý chống lại ngành công ngiệp game. Từ đây, các nhà phát triển game có thể tập trung hết sức phát triển ngành nhằm nhanh chóng chinh phục mục tiêu trở thành một trong những hình thức giải trí lớn nhất.
“Chúng tôi rất vui khi biết tin này”, Jennifer Mercurio, Phó chủ tịch của Hiệp hội người tiêu dùng sử dụng sản phẩm giải trí (ECA), chia sẻ cảm xúc. “Tất cả đã mong chờ quyết định này từ rất lâu, và ECA khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh vì quyền lợi của game thủ”.
Nguyên nhân trực tiếp khiến Toà án Tối cao Mỹ phải xem xét và đưa ra phán quyết về game xuất phát từ luật cấm bán game có chứa đựng những cảnh bạo lực cho trẻ vị thành niên của bang California, ban hành hồi năm 2005. Việc này bị Hiệp hội phần mềm giải trí (ESA) của phản đối. Họ đã mở nhiều chiến dịch phản đối, từ việc biểu tình, tuần hành hay thu thập chữ ký. ESA cho rằng game là sản phẩm lao động trí óc, do đó phải được hưởng “Điều Tu chính thứ nhất” của Hiến pháp Mỹ.
Đáp lại, bang California và những người phản đối game nhấn mạnh vào mặt bạo lực trong trò chơi. Đồng thời, họ chỉ ra rằng game bạo lực có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Trong phiên tòa, những người ủng hộ đạo luật của bang California đã gặp thất bại khi không chứng minh hành vi bạo lực nào được xem là không phù hợp với trẻ em, bằng nghiên cứu khoa học hoa học cụ thể.
Antonin Scalia, Chánh án Tòa án Tối cao Mỹ, đã dẫn chứng rằng các kiệt tác văn học như Dante’s Inferno(thuộc phần 1 của trường ca Thần khúccủa Dante Alighieri) hay Truyện cổ Grimđều mô tả những hình ảnh bạo lực nhưng chưa bao giờ bị cấm.
Cũng theo vị Chánh án này, những luận điểm bang California đưa ra để lên án những trò chơi tương tác, cho phép người chơi trực tiếp tham gia hành vi chiến đấu, quá thiếu tính thuyết phục