Trình Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quý I/2021
Nghị quyết 138 của Chính phủ về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 29/9/2020.
TheộCôngantrìnhChínhphủNghịđịnhbảovệdữliệucánhântrongquýsố liệu thống kê về lecce gặp fiorentinao đó, đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân được Chính phủ thông qua trên cơ sở xem xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an tại Tờ trình số 399 ngày 5/8/2020 và trên cơ sở kết quả biểu quyết của các thành viên Chính phủ.
Bộ Công an được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, trình Chính phủ trong quý I/2021.
Xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân cùng các văn bản hướng dẫn là một trong những nhiệm vụ Chính phủ giao cho Bộ Công an tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm yếu tố pháp lý cho triển khai công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân ở nước ta và bảo đảm hoạt động cho Chính phủ điện tử.
Xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm yếu tố pháp lý cho triển khai bảo vệ dữ liệu cá nhân ở nước ta và bảo đảm hoạt động cho Chính phủ điện tử (Ảnh minh họa) |
Nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong dự thảo tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân (phiên bản dự thảo được đăng trên bocongan.gov.vn hồi tháng 2/2020 để lấy ý kiến đóng góp), Bộ Công an cho hay, trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mang tính đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Bộ Công an cho biết, trên thế giới, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản... và Liên minh châu Âu hết sức coi trọng. Thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo các nước, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ và bảo vệ dữ liệu cá nhân được thể hiện qua nhiều khía cạnh như: bảo đảm quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo toàn được danh dự, uy tín của mỗi cá nhân, giúp cá nhân kiểm soát tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống, tăng cường niềm tin trong xã hội và là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quyền được bày tỏ chính kiến, quyền tự do ngôn luận.
Với Việt Nam, nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam đã đạt hơn 64 triệu người, chiếm hơn 2/3 dân số (66%), tăng hơn 19% so với năm 2018, xếp thứ 13 trên thế giới về số người dùng, trong đó có 58 triệu tài khoản Facebook, 62 triệu tài khoản Google.
Cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh và cơ sở hạ tầng dữ liệu đang được cải thiện. Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
“Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ càng nhiều thì việc cung cấp, sử dụng thông tin cá nhân lại càng lớn. Điều này đặt ra cho Chính phủ bài toán phải quản lý sao cho hiệu quả, đảm bảo phòng ngừa, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật về thông tin cá nhân; đồng thời, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế”, dự thảo tờ trình của Bộ Công an nêu.
Đề xuất 3 quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định
Cũng tại dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an cho biết, việc xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân xuất phát từ một số yêu cầu cơ bản, bao gồm: Yêu cầu từ sự phát triển kinh tế số và ứng dụng khoa học - công nghệ vào đời sống xã hội; Yêu cầu từ công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; Yêu cầu cấp bách của việc triển khai Chính phủ điện tử và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Yêu cầu nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhất là các thông tin về lý lịch cá nhân, mối quan hệ, tình trạng sức khỏe, tài chính... ; Yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu (GDPR).
Cùng với đó, Bộ Công an đã đề xuất quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cùng các mục tiêu, nội dung của chính sách, giải pháp thực hiện chính sách.
Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Công an, việc xây dựng dự thảo Nghị định sẽ được thực hiện trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo: Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tính kế thừa của văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bí mật cá nhân, thông tin cá nhân, quyền riêng tư, tính kế thừa của văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành có liên quan tới nội dung bảo vệ dữ liệu cá nhân;
Cụ thể hóa đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc; Bảo đảm tính khả thi của Nghị định trong điều kiện CNTT, không gian mạng đang phát triển, ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam; bảo vệ dữ liệu cá nhân là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Vân Anh
ictnews Nhận định đây không phải lần đầu các thông tin nhạy cảm của khách hàng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng bị vướng nghi vấn rò rỉ, lộ lọt, chuyên gia VSEC khuyến nghị người dùng cần lưu ý thực hiện một số biện pháp để tự bảo vệ mình.