Hơn 5 tháng qua,ấpnhậncướiquamạngngườivợmấthơnnămtìmchồngđểlyhôltd argentina chị B.D.H, hiện 35 tuổi, đang bán tạp hoá ở quận 9, TP.HCM thở phào nhẹ nhõm vì được Tòa Gia đình và người chưa thành niên TP.HCM tuyên cho chị ly hôn với người chồng Ấn Độ - Ramesh.
Nhìn vào bản án tranh chấp ly hôn của mình với chồng, chị nói: ‘Để có mấy tờ giấy này, tôi phải mất đến hơn 5 năm chờ đợi, mòn mỏi đi tìm chồng’.
Yêu và làm đám cưới trên mạng
8 năm trước, H. đang làm việc cho một công ty nước ngoài, chi nhánh tại TP.HCM. Buồn chán vì mới chia tay bạn trai, cô đặt ra mục tiêu, phải yêu và lấy một người đàn ông ngoại quốc để gia đình tự hào về mình.
Cô lập nick chát, hình đại diện là cô gái H. mặc váy, tóc thả ngang vai, trang điểm nhẹ một chút rồi tham gia một nhóm chát có nhiều người nước ngoài. Gặp Ramesh, hơn 7 tuổi, cô giới thiệu bằng tiếng Anh, tên D.H, người Việt Nam, đang buồn vì chuyện tình cảm nên lên mạng tìm người nói chuyện.
Bên kia, Ramesh cũng giới thiệu, còn độc thân, đang làm kế toán cho công ty đa quốc gia, thường xuyên qua Việt Nam du lịch. Nghe cô bạn người Việt hỏi: ‘Sao lớn tuổi mà chưa lấy vợ’. Ramesh tâm sự, còn phải tập trung làm việc để lo cho bố mẹ đang cùng lúc bị bệnh.
Nói chuyện một thời gian, anh tỏ tình và được đồng ý. Cứ 9-11 giờ mỗi tối, họ online nói chuyện. Cả hai quy định, phải tôn trọng, yêu thương và không làm đối phương tổn thương.
Đầu năm 2014, anh chị làm đám cưới đơn giản trên mạng. Chị mặc váy, trang điểm rồi chụp hình gửi qua cho anh xem. Anh cũng quần áo chỉnh tề, chụp hình gửi qua cho chị xem. Sau đó, họ ghép hai hình lại làm tấm hình cưới.
Đêm đầu tiên là vợ chồng, anh chị thức trắng để nói chuyện với nhau trên mạng. Anh hứa, anh sẽ yêu thương, chung thủy để bù đắp cho vợ...
Chị D.H cho biết, trước đây, chị phải chạy khắp nơi để tìm chồng, theo đuổi vụ kiện thì giờ đây, chị chờ đến ngày mình được... độc thân. Ảnh: T.A. |
Tháng 4 năm đó, anh bay đến TP.HCM ra mắt bố mẹ vợ và cùng chị đi đăng ký kết hôn. Chị dặn chồng, khi các cơ quan thức năng hỏi, phải nói, hai đứa tự nguyện đến với nhau, được gia đình ủng hộ, anh sẽ định cư bên nhà vợ. ‘Anh ấy học thuộc bài nên mọi thủ tục diễn ra khá nhanh’, chị nói, chị còn làm visa thời hạn năm năm cho anh, nhập hộ khẩu cho anh ở nhà mình.
Nghỉ việc đi tìm chồng
Tháng 7/2014, anh nói với vợ: ‘Công ty có việc, anh phải bay về nước giải quyết gấp’. Chị tin lời chồng.
Tiễn anh ra sân bay, chị dặn anh gắng hoàn thành công việc để vợ chồng sớm đoàn tụ và sinh con. Anh hôn tạm biệt vợ rồi lên máy bay. Sau đó, anh đi biệt, không gọi điện, nhắn tin hỏi thăm vợ.
Mấy tháng liền chị gọi, nhắn tin cho chồng không được nên lo lắng. Đúng lúc đó, có hai cô gái gọi cho chị. Một người nói là vợ anh, đã sống với anh hơn hai tháng. Một người xưng là vị hôn thê của anh, đang ở Ấn Độ. Biết anh lừa dối, vị hôn thê đó đã kiện Ramesh ra tòa đòi sính lễ đã trao trong lễ đính hôn vì anh theo đạo Hồi. Theo phong tục, khi làm đám cưới, nhà gái phải mang sính lễ cho nhà trai.
Chị nghỉ việc ở công ty để đi tìm anh. Chị cũng sang Ấn Độ, đến địa chỉ anh ghi trong hộ chiếu, visa thì chính quyền địa phương cho biết, anh không còn ở đó. Từ bạn bè, chị lân la hỏi được nhà bố mẹ anh nhưng ông bà cũng không biết con mình đang ở đâu.
Chị cầu cứu lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM cũng không được. Vì khi đưa anh đăng ký kết hôn, làm các giấy tờ cho anh, chị ký vào tờ cam kết, họ sẽ không chịu trách nhiệm nếu có rủi ro xảy ra.
Chẳng còn cách nào khác, tháng 12/2017, chị làm đơn gửi đến Tòa Gia đình và người chưa thành niên TP.HCM xin ly hôn.
Đã thành người độc thân
Từ khi tòa nhận đơn đến lúc vụ án được đưa ra giải quyết là hơn một năm. Chị mở một tiệm tạp hóa nhỏ tại căn nhà bố mẹ cho để có thêm kinh phí và thời gian theo đuổi vụ kiện. Song song đó, ngày nào chị cũng lên mạng, tham gia các nhóm chát kết nối với những người Ấn Độ hỏi thăm về anh.
‘Tôi canh anh ta có mở nick không để nói: ‘Anh đang ở đâu, về cho tôi ly hôn. Hoặc chỉ cần anh ta cho tôi biết đang sống ở đâu cũng được’. Nhưng tôi càng tìm, anh ta càng lẩn trốn’, chị nói và tự trách mình.
Tòa án Gia đình và người chưa thành niên TP.HCM cho biết, trong quá trình giải quyết vụ án của chị D.H, tòa cùng Bộ Tư pháp Việt Nam đã có công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Ấn Độ thực hiện các công việc cần thiết để thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định. Tuy nhiên, đến ngày mở phiên xử, tòa không nhận được bất cứ văn bản thông báo nào về kết quả tống đạt cũng như lời khai, tài liệu, chứng cứ hay xin vắng mặt của anh Ramesh nên đã ra quyết định giải quyết vụ án để đảm bảo quyền lợi của đương sự.
Tháng 2/2019, tòa đưa vụ kiện của chị ra xét xử vắng mặt bị đơn. Hội đồng xét xử nhận định, vợ chồng chị H. đã đưa nhau đến UBND TP.HCM đăng ký kết hôn nên đây được xem là hôn nhân hợp pháp. Tuy nhiên, giữa hai người không có quá trình sống với nhau lâu dài nên tình cảm ngày càng phai nhạt. Hiện mỗi người ở một nơi nên tòa chấp nhận yêu cầu của chị.
Tuy nhiên, điều chị lo sợ hiện nay là, từ lúc có bản án ly hôn của tòa, Ramesh liên tục dùng số lạ gọi điện, nhắn tin, tìm đến nhà chị nói: ‘Tôi là chồng cô đây’. ‘Có lẽ anh ta muốn níu kéo, nhưng tôi không chấp nhận đâu. Tôi đã chặn hết số điện thoại, thông tin liên lạc với anh ta rồi. Hơn 8 năm qua, tôi đã bỏ thanh xuân cho một người không đáng rồi’, chị nói.
Gần 30 năm làm nghề buôn đá, ông Nguyễn Quốc Dân - Chủ tịch Hiệp hội Đá quý Lục Yên từng trải qua và chứng kiến nhiều vui buồn, được mất xung quanh những viên đá.