Cụ có 8 người con,ẹgiàtuổiăncơmchannướcmắtvìconbấthiếkèo nhà cái m88 5 trai 3 gái, tất cả đã yên bề gia thất và tương đối đủ đầy nhưng ở cái tuổi 93 tuổi cụ lại cay đắng khi bị con cháu đẩy qua đẩy lại cái trách nhiệm nuôi dưỡng mẹ già… Trước mắt tôi là ngôi nhà 3 tầng cao ráo sang trọng, cửa đóng then cài, cũng là nơi ở hiện tại của cụ Nguyễn Thị Nết (Bình Hàn, Hải Dương). Trong 8 người con của cụ, một người con trai đã hy sinh trong chiến trường miền Nam, 7 người còn lại nay đã yên bề gia thất. Lẽ ra ở tuổi này cụ đã được an dưỡng để hưởng niềm vui tuổi già bên con cháu. Nhưng cuộc sống mấy ai được như mình mong muốn. Cụ tâm sự “Chồng mất sớm để lại đàn con thơ, tôi vất vả nuôi các con khôn lớn trưởng thành. Tất cả đều đã vương trưởng thành ông nọ bà kia cả rồi, tính ra cũng mấy chục đứa cả con lẫn cháu. Tôi những tưởng mình sẽ được sống nốt quãng đời vui vẻ bên con cháu… nhưng giờ tôi chỉ là gánh nặng cho chúng mà thôi. Tôi chỉ ước mình được theo ông ấy nơi chín suối”. Trên khuôn mặt nhăn nhúm già nua đó, hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má của cụ. Cụ nén lặng hồi lâu mới nói tiếp “Trước đây, tôi có ở nhà thằng cả nhưng nó mất đi, tôi lại ra nhà thằng hai ở. Thằng hai vợ cũng mất sớm, gà trống nuôi con. Rồi con cái nó cũng lớn khôn dựng vợ gả chồng cả. Cả ngày con cháu đứa đi làm, đứa đi học cả. Bát cơm được con cháu chuẩn bị cho cụ vào mỗi bữa ăn. Ảnh M.A Tuổi già có nguồn vui lớn nhất là được bên con cháu, đằng này tôi cứ lủithủi một mình. Sau lần tôi bị cảm, ngã méo miệng anh em chúng nó tráchthằng hai nhiều lắm. Anh em chúng bàn đi bàn lại và quyết định đưa tôira thằng ba ở. Bởi thằng ba đã nghỉ hưu và là đứa khá giả nhất. Nhưng chúng nó không muốn tôi ở cùng nên lúc nào cũng muốn đẩy tôi ra. Bữa cơm chúng không cho tôi ăncùng nên chỉ xới cho tôi 1 bát cơm, trộn lẫn với thức ăn rồi mang vào buồng cho tôi. Vợ chồng nó lấy lí do “cho bà ăn trước kẻo sợ bà đói”. Tôi biếtnhưng cũng chỉ ậm ừ cho qua. Vì thế, ngày nào tôi cũng ngồi một mình bên bát cơmtrong góc buồng tối của mình, còn con cháu thì ăn sau vui vẻ trên bànăn. Càng nghĩ tôi thấy tủi thân lắm…”. Vừa kể, cụ vừa lần giở những bức ảnh của chồng, của các con ngày bé. Đó là những tấm ảnh đen trắng ghi lại từng giai đoạn trưởng thành của các con… Cụ xúc động đưa đôi bàn tay già nua lên tấm ảnh của người con liệt sỹ: “Nó hy sinh trên chiến trường ở tuổi 28, nó là đứa thương tôi nhất. Giá mà nó còn sống thì…”. “Cụ được hơn một triệu tiền chế độ của mẹ liệt sĩ và tiền nhà nước hỗ trợ cho người cao tuổi, nên khi ở nhà nào cụ cũng đều đóng vào tiền ăn ở với con cháu, chỉ để lại chút ít đi chùa và mua đồng quà tấm bánh cho các chắt mà thôi. Nhưng chúng vẫn không cảm thấy áy náy mà còn đòi các anh em mỗi đứa đóng vài trăm để thêm thắt nuôi cụ. Chúng còn bày ra nhiều trò hòng làm cho cụ chán, cụ tự đi sang nhà người con khác ở. Như lần chắt đích tôn 5 tuổi của cụ bắn súng nước vào mặt cụ, ướt hết chăn màn của cụ. Hỏi ra mới biết: “Bà cháu bảo cháu bắn nước vào giường cụ, coi cụ là địch”. Lại có lần chúng chụp ảnh cụ đang ăn bánh rồi đổ cho cụ ăn tham, ăn vụng con cháu. Chúng còn luôn miệng chê cụ bẩn, cụ chỉ toàn nói chuyện vô bổ ngày xưa, chê cụ lạc hậu, chậm tiến, bảo cụ ăn không ngồi rồi bao giờ mới chết…”. Nói rồi, cụ thở dài, cụ bảo ngày xưa nghèo đói mẹ con quấn túm bên nhau thật vui vẻ mà sao khi cuộc sống đủ đầy cụ lại thấy buồn, cô đơn và chán nản đến vậy. Cụ có nhiều con cái nhưng không đứa nào nuôi nổi cụ. Chúng cứ đùn đẩy nhau. Con gái thì chúng có phận nhà người rồi phải sống trọn tình trọn nghĩa bên đó. Mẹ già chỉ qua thăm hỏi được thôi. Các con dâu của cụ thì đứa nào cũng ghê gớm, đáo để xúi giục chồng làm điều không tốt với mẹ già, tranh chấp đất đai với các em, rồi đùn đẩy nhau không muốn nuôi mẹ già. Chúng quên đi công lao của cha mẹ, quên đi chữ hiếu của mình… Minh Anh