Để phối hợp với chiến trường chính Bắc bộ,ườithammưutrưởngcủachiếndịchBếnCábảng xếp hạng colombia primera a tháng 7-1950, Bộ Chỉ huy Khu 7 quyết định mở chiến dịch Lê Hồng Phong trên địa bàn huyện Bến Cát (hay còn gọi là chiến dịch Bến Cát). Trong chiến dịch này, Đại tướng Lê Đức Anh với vai trò tham mưu trưởng đã tham mưu cho chỉ huy chọn đúng mục tiêu, hướng, khu vực tiến công chủ yếu… để đi đến thắng lợi sau 38 ngày chiến đấu. Biết đánh và thắng… Chúng tôi đến thăm Lữ đoàn Đặc công bộ 429 ở huyện Phú Giáo trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2019). Giữa màu xanh bạt ngàn của những rừng cao su tít tắp nơi “miền Đông đất đỏ” là màu áo xanh của những người lính đặc công nhiều thế hệ đang tự hào với truyền thống hào hùng của đơn vị mình. Ở đây, dấu ấn của Đại tướng Lê Đức Anh được thể hiện khá rõ qua những tài liệu, sơ đồ từng trận đánh được trưng bày tại phòng truyền thống. Bởi chiến thuật đặc công được định hình và chính thức ra đời vào tháng 10- 1950 trong chiến dịch Bến Cát, do Đại tướng Lê Đức Anh, khi đó là Tham mưu trưởng Khu 7 làm tham mưu trưởng. Sơ đồ diễn biến trận tấn công đồn Bến Súc xã Thanh Tuyền, huyện Bến Cát, tỉnh Thủ Dầu Một của Tổ Trinh sát - Đặc công, Tiểu đoàn 302 ngày 14-10-1950 (Ảnh chụp lại) Theo tài liệu lịch sử, vào giữa năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta đang trên đà phát triển mạnh. Liên Xô, Trung Quốc và nhiều nước xã hội chủ nghĩa đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Tháng 6-1950 chiến dịch Biên giới nổ ra, nhằm tiêu diệt quân địch, mở rộng căn cứ Việt Bắc, giải phóng vùng biên giới phía Bắc, nối liền nước ta với hệ thống xã hội chủ nghĩa. Tại chiến trường Nam bộ, chiến tranh du kích phát triển rộng khắp. Tháng 8-1950, Xứ ủy Nam bộ chủ trương xây dựng lực lượng chủ lực và đẩy mạnh hoạt động du kích đánh địch khắp nơi. Lúc này, Bến Cát là vùng căn cứ sôi động của Khu 7 và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, là điểm nối giữa Chiến khu Đ và Chiến khu Dương Minh Châu và nằm trên tuyến hành lang vận tải lương thực, thực phẩm từ vùng Đồng Tháp Mười lên miền Đông Nam bộ. Đại đội địa phương huyện Bến Cát được củng cố và bổ sung lấy tên là đại đội Lê Hồng Phong. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, phối hợp với chiến trường chính Bắc bộ, tháng 7-1950, Bộ Chỉ huy Khu 7 quyết định mở một chiến dịch tiến công quy mô, phối hợp với chiến trường chính và Bến Cát được chọn làm trọng điểm của chiến dịch. Chiến dịch Bến Cát (từ ngày 7-10 đến 15-11-1950) là chiến dịch duy nhất mà ta mở trên chiến trường Đông Nam bộ trong suốt giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp. Mục đích của chiến dịch là cắt đứt giao thông trên tỉnh lộ số 14, số 7, tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng căn cứ, cầm quân địch không cho chúng đưa quân ra chiến trường biên giới. Cụ thể là tiêu diệt được 4 đồn, 17 tháp canh trên tỉnh lộ số 14 và số 7, thuộc phân chi khu Bến Súc, do Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn thuộc địa số 43 đóng giữ và sẵn sàng đánh địch chi viện đến. Lực lượng tham gia chiến dịch gồm: Tiểu đoàn chủ lực 303 của Quân khu 7, Tiểu đoàn 302 của Liên trung đoàn 301-310, 2 đại đội Tiểu đoàn 304 thuộc Liên trung đoàn 306-312, 2 đội pháo binh, công binh, 5 đại đội độc lập các huyện Bến Cát, Hớn Quản, Châu Thành, Trảng Bàng (Tây Ninh) và Hóc Môn (Gia Định) cùng dân quân du kích các xã của huyện Bến Cát, với 3.000 dân công phục vụ chiến trường. Ngoài ra, Xứ ủy còn chỉ đạo các tỉnh thành trong xứ đẩy mạnh hoạt động đánh địch, vận động nhiều binh sĩ ngụy đào, rã ngủ… làm cho chúng không tiếp ứng được Bến Cát. Theo đó, ngày 13-7-1950, Bộ Chỉ huy chiến dịch được thành lập do đồng chí Tô Ký, Phó Tư lệnh Quân khu 7 làm Chỉ huy trưởng, đồng chí Lê Đức Anh làm Tham mưu trưởng, đồng chí Vũ Duy Hanh, Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một làm Chính ủy. Từ cuối tháng 9, công việc chuẩn bị cho chiến dịch rất khẩn trương khắp căn cứ, xóm ấp đến các làng công nhân. Bộ đội chủ lực đắp mô hình đồn Bến Súc như thật với 5 lô cốt, tường thành với nhiều lớp rào kẽm gai để luyện tập. Các đoàn thể, nhất là các Hội mẹ chiến sĩ, Hội phụ nữ cứu quốc tích cực vận động nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm, thuốc men nuôi quân. Các đội du kích và dân công hăng hái phá đường, vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược. Ngày ấy, nhân dân 3 xã Tây Nam Bến Cát, An Nhơn Tây (Củ Chi) chặt cây đóng chặt hàn sông từ Mương Đào đến Rạch Bắp dài hơn 3 cây số, ngăn tàu địch đi lại trên sông Sài Gòn. Đêm 7 rạng sáng ngày 8-10-1950, ta bắt đầu nổ súng mở màn chiến dịch Bến Cát. Suốt 38 ngày đêm ròng rã (từ 7-10 đến 15-11-1950) quân và dân ta đã đánh 500 trận lớn nhỏ, kết hợp vận động, đặc công, tập kích diệt trên 500 tên địch, phá hủy 104 xe quân sự, xe bọc thép, cắt đứt giao thông trên quốc lộ 13 từ Bến Cát đến Chơn Thành, tỉnh lộ số 7 từ Bến Cát đi Bến Súc, Bến Cát đi Dầu Tiếng phá sập Cầu Đò, 12 tháp canh trên tỉnh lộ 14 và số 7, khai thông đường hành lang từ Chiến khu Đ đến Chiến khu Dương Minh Châu và thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đây là lần đầu tiên quân và dân miền Đông Nam bộ mở chiến dịch với quy mô lớn giành thắng lợi vang dội. Trong hội nghị tổng kết chiến dịch tại Chiến khu Long Nguyên, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy đánh giá: Chiến dịch Bến Cát đánh dấu một bước trưởng thành quan trọng của các lực lượng vũ trang Khu 7, đưa phong trào kháng chiến của quân và dân miền Đông Nam bộ hòa nhịp với cuộc kháng chiến trên chiến trường cả nước. Hình thành chiến thuật đặc công Đại tá Nguyễn Đức Khánh, Chính ủy Lữ đoàn Đặc công 429, cho biết đối với lực lượng vũ trang Khu 7, chiến dịch Bến Cát đã góp phần hoàn thiện một bước cách đánh mới độc đáo và hiệu quả của chiến tranh nhân dân - chiến thuật “đặc công”. Từ trận đánh cầu Bà Kiên lần thứ nhất của du kích Tân Uyên, mà người được xem “ông tổ đặc công” là đại tá Trần Công An (tức Hai Cà), người con của vùng đất Tân Uyên; rồi đến sáng chế ra FT, dùng FT đánh một loạt tháp canh vào tháng 12- 1948, kết hợp FT với pê-ta đánh cầu Bà Kiên lần thứ hai; tiếp đến chiến dịch Bến Cát chính là quá trình hình thành và hoàn thiện cách đánh đặc công. Đây là cách đánh độc đáo và đầy sức sáng tạo, được kế thừa từ nghệ thuật quân sự của cha ông ta, lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy chất lượng cao đánh số lượng đông của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Việc chế tạo thành công các loại mìn FT và FT2 của công binh xưởng Khu 7 và việc sử dụng kết hợp thành công trong việc đánh tháp canh, bước đầu đã hình thành cách đánh mới, hiệu quả trong tấn công đồn bót địch. Sự hoàn thiện các kỹ năng được các chiến sĩ ta thực hiện qua từng trận đánh, từ trận cầu Bà Kiên lần thứ nhất; trận đánh đồng loạt hệ thống 50 tháp canh; trận cầu Bà Kiên lần thứ hai; trận Vàm Giá và đến trận công đồn Rạch Kiến trong chiến dịch Bến Cát, chiến thuật đánh tháp canh dần được hoàn thiện. Từ đây, cách đánh đặc công được phổ biến rộng rãi ra toàn chiến trường từ miền Đông Nam bộ đến Nam bộ, Trung bộ, rồi cả nước. Đồng thời, vận dụng cách đánh sáng tạo này, bộ đội ta không chỉ diệt tháp canh mà còn diệt nhiều mục tiêu khác của địch. Lực lượng vũ trang Nam bộ đã vận dụng cách đánh đặc biệt này trong các nhiệm vụ khác nhau như trinh sát nắm địch, tập kích tháp canh, đồn bót, trừng trị ác ôn, phản động. Và, Đại tướng Lê Đức Anh, với vai trò Tham mưu trưởng chiến dịch Bến Cát đã có những đóng góp rất to lớn. Sau đó, ngày 19-3-1967, tại Trường bổ túc cán bộ dân tộc Trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố thành lập Binh chủng Đặc công. Tại buổi lễ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị: “Đặc công tức là công tác đặc biệt, vinh dự đặc biệt, cần phải cố gắng đặc biệt. Các chiến sĩ đặc công được tin tưởng đặc biệt, bất kỳ nhiệm vụ gì, bất kỳ nhiệm vụ đặc biệt nào cũng phải hoàn thành và hoàn thành cho tốt, bất kỳ khó khăn đặc biệt nào cũng phải vượt qua, khắc phục cho kỳ được”. Và suốt mấy mươi năm qua, Binh chủng Đặc công nói chung và Lữ đoàn Đặc công bộ 429 nói riêng luôn xứng đáng với 16 chữ vàng Bác Hồ trao tặng: “Tự lực tự cường, Độc đoàn kiên cường, Luồn sâu đánh hiểm, Đoàn kết chiến thắng”. THU THẢO (tổng hợp)
|