Nhà và Bếp trong bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt phía Nam_tỷ số atlas
Hơn 1 tháng chăm sóc con trai bị u não ở Bệnh viện Chợ Rẫy,àvàBếptrongbệnhviệntuyếncuốihạngđặcbiệtphítỷ số atlas ngày nào bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết (56 tuổi) cũng ngồi ở tầng trệt của nhà nghỉ thân nhân, ngóng sang phía bên kia hàng rào, nơi đặt “trụ sở” của Bếp yêu thương. Ngay khi những thùng đồ ăn vừa đặt xuống, bà cùng các bệnh nhân, thân nhân khác tập trung lại, xếp hàng ngay ngắn để xin cơm.
“Ở đây phát cơm nhiều khung giờ, không phải lo bụng đói. Chúng tôi chỉ xin vừa đủ ăn 1 bữa thôi”, bà Tuyết giãi bày.
Trải manh chiếu nhỏ, bà mở chiếc hộp đựng cơm và đồ ăn xin được rồi gọi con trai ngồi xuống. Bữa cơm hôm nay có món rau củ thập cẩm kho, su su xào với bắp cải. Ở bệnh viện chăm con, đối với bà, như vậy là tươm tất lắm.
Quê ở tận An Giang, một mình bà Tuyết đưa con trai thứ 3 là Nguyễn Trang Tình Ái (22 tuổi) lên Bệnh viện Chợ Rẫy để điều trị u não. Năm ngoái, con trai thứ 2 bị gãy chân, gia đình đã chạy vạy khắp nơi lo kinh phí. Đến khi Ái phát bệnh, họ chỉ còn cách vay lãi để cho con chữa bệnh.
“May có các cô chú ở phòng Công tác xã hội (CTXH) cho vào ở trong nhà nghỉ thân nhân. Dưới tầng trệt này, chúng tôi không mất tiền. Đồ ăn thì có Bếp yêu thương ở ngay bên cạnh. Nếu không, chúng tôi đã chẳng cầm cự được đến giờ”, bà Tuyết phân trần.
Đứng từ cửa sổ tầng 2 của nhà nghỉ, bà Ma Hương (62 tuổi, quê Lâm Đồng, một bệnh nhân bị ung thư vòm họng) cũng có thể nhìn sang phía Bếp yêu thương. Những ngày khỏe, bà và người cháu cùng đi xếp hàng xin cơm. Hôm nào mệt không dậy nổi, cháu gái sẽ đi xin 2 phần.
Cách đây 3 năm, chồng bà Hương mất do ung thư phổi. Mấy người con bộn bề mưu sinh, không tiện vào bệnh viện chăm sóc. Bà từng tá túc ngoài hành lang bệnh viện, gầm cầu thang hay bất cứ nơi nào có thể nằm. Đã có lúc bà tưởng phải bỏ điều trị vì không lo được chi phí. Sau này được vào ở trong nhà nghỉ thân nhân, lại có thể xin cơm, bà Hương mới yên lòng tiếp tục điều trị.
Chung phòng với bà Hương là vợ chồng anh Vũ Xuân Sắc (SN 1988, quê Bình Định). Vợ anh Sác là chị Nguyễn Thị Yến Nhi bị ung thư tủy sống, sinh hoạt phải dựa vào chồng. Vì áp lực tiền bạc, hai vợ chồng buộc phải gửi con trai lớn học lớp 6 về nhà nội, con gái nhỏ mới 4 tuổi nhờ chị gái tại Lâm Đồng trông nom.
Anh Sắc tâm sự, mới đầu chị Nhi phát bệnh, họ chẳng nghĩ sẽ nặng đến vậy. Sau thời gian chống chọi với bệnh tật, chi phí đã hơn 100 triệu đồng, họ rơi vào cảnh ngặt nghèo. Hằng ngày, anh đều đặn đi xin cơm từ thiện ở Bếp yêu thương, hy vọng chị Nhi ăn uống đầy đủ, có thêm sức khoẻ chiến đấu với bệnh.
Là bệnh viện tuyến cuối hạng đặc biệt ở phía Nam, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp đón rất nhiều những bệnh nhân khó khăn từ các tỉnh đổ về như em Ái, bà Hương hay chị Nhi. Đối với họ, bữa ăn, chỗ ở hằng ngày là mối quan tâm lớn, trực tiếp quyết định đến quá trình chữa bệnh.
Th.S Lê Minh Hiển, Trưởng Phòng CTXH cho biết, Bếp yêu thương tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã hoạt động gần 15 năm. Ban đầu, Đơn vị Y xã hội (tiền thân của phòng CTXH) liên kết với Chi hội Từ thiện Bảo Hòa, phát hơn 1000 suất ăn/ngày cho bệnh nhân nghèo. Về sau, phòng CTXH mời thêm các chi hội khác để đáp ứng nhu cầu của người bệnh và thân nhân. Bếp cũng đã đón nhận sự đồng hành của nhiều nơi như: Chi hội Từ thiện Bảo Hòa, Chi hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo Nhơn Hòa, Họ đạo Chợ Lớn và quán cơm Hạnh Dung. Số lượng suất ăn mỗi ngày tăng lên gần 4500 phần.
Tháng 8/2019, Bếp yêu thương chính thức trở thành tên gọi, là nơi trao gởi tấm lòng của các nhà hảo tâm đối với những người bệnh khó khăn về kinh tế. Bên trong bếp luôn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cơ bản cho các chi hội, tình nguyện viên như bồn rửa tay, nhà vệ sinh, quạt máy… Hay mới đây, bệnh viện đã trang bị thêm tủ lưu trữ mẫu thức ăn trước khi tiến hành phát cơm, nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho người bệnh và thân nhân.
Anh Hiển bày tỏ: “Trong nhà nghỉ thân nhân, chúng tôi dành 2 phòng riêng cho những bệnh nhân chiến binh phải ở lại hóa trị, xạ trị do ung thư. Tiền giường 50.000 đồng/ngày đối với giường dưới, 30.000 đồng/ngày đối với giường trên. Thêm bếp ăn ngay cạnh nhà nghỉ tạo sự thuận tiện cho các cô, bác. Những điều này vừa đáp ứng nhu cầu cần thiết của người bệnh, vừa đầy ắp nghĩa tình, đúng với tiêu chí bệnh viện xây dựng trong thời gian qua là 'Hiện đại, văn minh, chất lượng, nghĩa tình'".
Hy vọng mong manh của cậu bé mắc bệnh ung thư máuCăn bệnh ung thư máu khiến Trương Thiên Lộc gánh chịu nỗi đau sâu tận trong xương tủy. Đứa trẻ tội nghiệp khao khát được chữa khỏi bệnh, sớm về quê đi học.