Robot Erica đến từ Nhật bản,ớigiữaconngườivàrobotđangnhòadầsoi nha cai robot Armar ra đời tại quê hương Karlsruhe (Đức) và robot Myon, sản phẩm của trường Cao đẳng kỹ thuật Beuth không “quen biết” nhau. Nhưng sẽ thật thú vị nếu được xem bộ ba này cùng các con robot giống người khác nhảy múa với nhau trong một buổi thử nghiệm để biết rằng các cỗ máy có mắt, tay và cơ thể giống con người có thể làm những gì. Ở khắp châu Âu, châu Á và ở Mỹ, các nhà nghiên cứu luôn tìm cách thiết kế các robot giống người với các cảm biến tự động nghe nhìn và có thể tự nói.
Máy móc biết “tư duy” như con người
Cái máy móc ngày nay đã khác nhiều so với những cánh tay robot được gắn cố định trước đây chúng ta vẫn thấy. Những máy móc mới này khôn ngoan hơn, “biết học” do có trí tuệ nhân tạo. Để làm được điều đó, các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu về quá trình hoạt động của bộ não con người. Trên cơ sở những kiến thức này, họ thiết kế, lắp đặt máy móc và sử dụng trí tuệ nhân tạo có cơ chế hoạt động tương tự như các tế bào ở trong não bộ để điều khiển máy móc. Trí tuệ nhân tạo có thể bắt chước con người: ví dụ chúng “nhìn xem” bàn tay nắm bắt như thế nào và chuyển tải mô thức đó sang máy móc – giờ đây được coi là một “sinh vật” làm bằng kim loại và các khớp nối nhân tạo.
Song song với quá trình “thông minh hóa máy móc” này, sự tiến bộ của kỹ thuật y học cũng giúp cấy các bộ phận của máy tính vào cơ thể con người. Thí dụ cấy chip vào tai giữa, qua đó giúp những người bị điếc nặng có thể cảm nhận được nhiều âm thanh hơn. Hoặc gắn những con robot hỗ trợ vào cơ thể con người như một bộ xương ở bên ngoài để giúp đỡ các hoạt động của con người. Như thế, con người hòa với thiết bị này. Người bị liệt có thể nhích đi một đoạn ngắn. Những người khỏe mạnh có thể nâng vác một vật có trọng lượng cực kỳ lớn.
Robot ngày càng giống con người
Hiroshi Ishiguro, chuyên gia về robot người Nhật và nhiều đồng nghiệp luôn cố gắng tạo ra những cỗ máy giống người thật như đúc. Thí dụ con Geminoid HI-1 rất giống người. Và chính bản thân Ishiguro đã đứng ra làm người mẫu để tạo hình cho Geminoid HI-1. Sau này, robot Erica được chế tạo trông giống người hơn nữa. Ông và các cộng sự của đại học Osaka, đại học Kyoto và viện ATR đã tạo ra một cô gái robot mang mái tóc dài màu nâu có biệt tài trong giao tiếp. Thậm chí, khi nói chuyện, biểu cảm trên khuôn mặt cô cũng rất giống với người thật.
Một số nhà khoa học khác như giáo sư Rüdiger Dillmann, ở Viện công nghệ Karlsruhe (Đức) có quan điểm khác khi cho rằng không nhất thiết phải thiết kế robot giống người. Nhưng dù có quan niệm rất khác nhau trong thiết kế hình dạng, nhưng điểm chung trong các sáng tạo của họ ở đây là không thể tách rời con người với công nghệ. Thậm chí Ishiguro còn đưa ra một định nghĩa cơ bản nhất về con người là: con vật cộng với công nghệ. Điều đó có nghĩa là: “Nếu như chúng ta không sử dụng được kỹ thuật thì chúng ta không thể là con người. Nghĩa là chúng ta không thể tách rời con người với kỹ thuật. Và robot là công nghệ tiến bộ nhất”, ông nói.