当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

Áp lực tự chủ đại học, nhiều hiệu trưởng xin nghỉ việc_tỉ lệ lèo

Hiệu trưởng - công việc nhiều áp lực,Áplựctựchủđạihọcnhiềuhiệutrưởngxinnghỉviệtỉ lệ lèo sức ép

Đó là chia sẻ của GS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, tại Hội thảo Giáo dục 2023 với chủ đề “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức chiều 5/11.

W-gs-le-quan-1.jpg
GS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội

Trong phần tham luận, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, trăn trở về bài toán năng lực tự chủ của các trường đại học. Theo ông Lê Quân, đây là một bước chuyển biến cực kỳ mạnh mẽ nếu so 10 năm trước. Tuy nhiên, quá trình tự chủ có rất nhiều vấn đề.

Ông Quân cho hay, ĐH Quốc gia Hà Nội vốn là nơi luôn được coi là cơ chế tốt nhất, song khi làm vướng rất nhiều luật. Trong tự chủ đại học, vai trò của hiệu trưởng rất quan trọng. “Hiện, một đại học không phải là cơ quan quản lý theo hành chính mà đòi hỏi sự năng động rất cao. ĐH Quốc gia Hà Nội giờ đây tìm được một hiệu trưởng giỏi cũng rất khó khăn.

Trong 2-3 năm qua, chúng tôi đã có 2-3 người xin thôi chức vụ hiệu trưởng để chuyển sang một vị trí khác. Tất nhiên, chúng tôi phải đào tạo đội ngũ kế cận nhưng điều này cho thấy đây dần dần là một công việc nhiều áp lực, sức ép”, ông Quân nói.

ĐH muốn phát triển bền vững chỉ trông chờ vào học phí sẽ rất khó khăn

Ông Quân cho hay, ĐH Quốc gia luôn được coi là ưu tiên, trọng điểm. Nhưng thực sự để việc đầu tư đáp ứng được sứ mệnh, nhiệm vụ cũng rất khó khăn. “Lương cơ sở đang tăng lên, ngân sách cấp xu hướng giảm đi. Trong khi đó, việc trông chờ vào học phí cũng chỉ có giới hạn, như vậy, rất nhiều bài toán đặt ra nếu nhìn vào tài chính đại học, trong đó, có bài toán tài chính cho khoa học công nghệ.

ĐH Quốc gia Hà Nội mỗi năm được ngân sách cấp khoảng 75 tỷ đồng cho các hoạt động khoa học công nghệ, trong khi có gần 3.000 tiến sĩ, 6 viện nghiên cứu. Mỗi năm, mỗi viện được khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng hỗ trợ, rất khó khăn. Với suất đầu tư như vậy, có thể thấy cơ chế bất cập", GS Quân nói.

GS Lê Quân cho rằng, việc trông chờ vào học phí là rất khó khăn nếu muốn bền vững. Thời gian qua, Quốc hội dành rất nhiều thời gian và ra nhiều nghị quyết cho một số cơ chế đặc thù khác nhau, nhưng chưa có những cơ chế đặc thù về giáo dục đại học.

“Cần có thể chế làm sao để đại học có những cơ chế để được quản lý theo một mô hình tự chủ cao và được làm nhiều điều mới cùng cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng, hơn là quản lý mang tính chất hành chính đồng phục”, ông Lê Quân chia sẻ.

W-pgsts-vu-hai-quan-1.jpg
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ tại hội thảo.

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay, Nghị quyết 29/NQ-TW nêu rõ đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, nhưng chi cho giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học hiện vẫn còn rất thấp. Theo ông Hải Quân, ĐH Quốc gia TP.HCM hiện cũng rất “ngổn ngang”. 

“Tỷ lệ ngân sách cấp 3 năm liên tục giảm. Thực tế, từ năm 2020 đến năm 2023, cả ĐH Quốc gia TP.HCM không khởi công được công trình nào mới. Năm 2023, dự kiến chúng tôi sẽ phải hủy dự toán, đồng nghĩa trả lại ngân sách 671,4 tỷ đồng. Năm 2022, chúng tôi phải chuyển nguồn từ năm 2022 sang 2023 là 545 tỷ. Năm 2022 phải hủy dự toán (tức được cấp năm 2021 nhưng đến năm 2022 vẫn không thể giải ngân) khoảng 340 tỷ đồng”.

Ông Hải Quân cho rằng, việc phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu khoa học cũng chưa hợp lý. “Nghị quyết nói rằng phải tăng cường đầu tư, các trường đại học cũng đã làm rất tốt, nhưng số chi thực sự cho các trường để làm nghiên cứu khoa học tỷ lệ rất thấp”.

Theo ông Hải Quân, nguồn thu của các trường đại học chủ yếu đến từ học phí. Dữ liệu từ Ngân hàng thế giới cho thấy, càng ngày tỷ lệ phụ thuộc vào học phí càng cao, đến hơn 70%. “Một trường không thể trở thành đại học đẳng cấp thế giới hoặc được xếp hạng thế giới nếu chỉ dựa vào học phí”.

Ông Quân dẫn khuyến nghị của Ngân hàng thế giới cần tăng 0,8 - 1% GDP đầu tư cho giáo dục đại học (hiện nay khoảng 24-27%).

tran thanh man.jpg
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, phát biểu tại hội thảo.

Giáo dục đại học Việt Nam chưa có sự bứt phá

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, nhìn chung, giáo dục đại học Việt Nam đang trong trạng thái phát triển, tuy nhiên tốc độ phát triển chậm, không có bứt phá.

“Đối với hệ thống các trường đại học công muốn có sự cải thiện cần vừa phải huy động phía xã hội, doanh nghiệp một cách mạnh mẽ, nhưng cũng phải có sự đầu tư mang tính bứt phá, đột biến. Đầu tư nhưng để tiêu được như thế nào cũng là câu chuyện đáng lo ngại, đã hiếm có còn khó tiêu”.

Bộ trưởng Sơn cho rằng, có nhiều "cái vướng" với mô hình tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. Những quy phạm pháp luật mở đường cho tự chủ của giáo dục đại học chưa có sự đồng bộ, chia sẻ của các hệ thống pháp luật khác... Với một cơ sở giáo dục đại học, chúng ta áp dụng các quy định như các cơ sở sự nghiệp công lập khác rất khó để đơn vị rất đặc biệt này tự chủ.

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, đánh giá, thời gian qua, lĩnh vực giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng; quy mô, công tác quản lý, quản trị đại học có bước phát triển và nhiều đổi mới. 

Tuy nhiên, trước sự vận động, phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ và tri thức nhân loại, giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và kỹ năng làm việc. 

Thể chế, chính sách điều chỉnh lĩnh vực giáo dục đại học còn có sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong cách hiểu, vận dụng và hướng dẫn thi hành, đặc biệt là về thực hiện tự chủ đại học. Quy mô giáo dục đại học của nước ta có tăng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế tri thức.

Kinh phí đầu tư cho giáo dục đại học còn thấp. Chính sách xã hội hoá giáo dục chưa thực sự thu hút được nhiều các thành phần xã hội tham gia. Số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ giảng viên đại học chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhất là về năng lực đổi mới sáng tạo. Công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế còn chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học chưa được hoàn thiện. 

'Tự chủ đại học trên giấy tờ, nhưng trói buộc trên thực tế'

'Tự chủ đại học trên giấy tờ, nhưng trói buộc trên thực tế'

Lãnh đạo nhiều trường đại học, học viện cho hay gặp vướng mắc trong việc thực hiện tự chủ đại học khi hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động liên quan còn thiếu đồng bộ.

分享到: