Cuộc đua vô nghĩa tích phân, đạo hàm_xem bongdatructuyen
Tranh cãi về câu chuyện dạy và học tích phân,ộcđuavônghĩatíchphânđạohàxem bongdatructuyen đạo hàm hồi lâu, tôi vẫn thấy nhiều bạn thực sự chưa biết đạo hàm, tích phân, Toán học là gì? Đối với họ, những kiến thức này chỉ là một mớ lý thuyết suông không hơn, không kém. Tôi không trách tư tưởng này, chỉ buồn vì nền giáo dục đã không hoàn thành được nhiệm vụ của mình.
Toán học luyện cho con người ta hai kỹ năng: tư duy và tính toán. Tư duy chính là tính logic và tổng kết được quy luật; còn tính toán đơn giản chỉ là áp dụng những quy luật người ta đã tìm ra để có được kết quả. Vậy, tư duy và tính toán sẽ có nhiều cấp độ, phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
Người giản đơn chỉ cần những phép tính đơn giản, tư duy giải được những bài toán đủ để trả tiền điện nước, ăn ngày ba bữa, nuôi được con cái học hành... Trong khi đó, người cần tư duy và phép tính phức tạp hơn (chiếm số ít còn lại) ngoài nhu cầu ăn, ngủ, thuốc men, con cái, học hành, còn muốn đi du lịch, ở resort, ăn nhà hàng, mua nhà to...
Tích phân, đạo hàm suy cho cùng cũng chỉ là một phép tính. Nếu phân theo cấp học thì cộng, trừ nên dạy ở cấp một; nhân, chia thuộc cấp hai; và tích phân, đạo hàm ở cấp ba. Xét về hình học, cộng, trừ tựa như các điểm; nhân, chia là đường thẳng hay mặt phẳng; và tích phân, đạo hàm là không gian vô định.
>> Ác cảm với tích phân, đạo hàm
Vây, có cần học tích phân, đạo hàm không? Học để làm gì và học như thế nào? Đó là câu hỏi mà chính ngành giáo dục cần phải trả lời. Sở dĩ có cuộc tranh cãi này là vì nhiều người không biết học những thứ này để làm gì, và thậm chí chưa bao giờ sử dụng đến chúng trong cuộc sống, trong đó, có không ít các giáo viên dạy Toán.
Học để quên thì đó là một sự lãng phí (thời gian, công sức, tiền bạc) cho xã hội. Học để thi, thì đó là một sự bất công vì nó cướp đi cơ hội học hành lẫn việc làm (kể cả công việc chẳng bao giờ dùng tới tích phân, đạo hàm) của bao thế hệ con trẻ ở xã hội vị bằng cấp (không học có bằng sẽ khó có cơ hội việc làm nên ai cũng phải chạy đua kiến thức).
Một thực tế rằng, kiến thức thì ai cũng cần nhưng chỉ nên cung cấp những kiến thức thiết thực, còn những kiến thức chuyên sâu nên để những bậc cao hơn, chuyên sâu hơn học. Bọn trẻ cần không gian và thời gian để học ngoại khóa hữu ích cho đời. Còn ôm đồm kiến thức kiểu bác học như thế chỉ tổ mất thời gian và công sức. Chúng chỉ biết học và thi không còn thời gian để thở, để ăn thì sau này ra đời thế nào?
Tóm lại, tích phân và đạo hàm chỉ nên dạy cho ai có nhu cầu và công việc đòi hỏi phải dùng đến chúng để tính toán. Kiến thức chỉ hữu ích khi nó được ứng dụng trong thực tế. Còn học để thi rồi quên, thì tốt nhất là đừng dạy.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
相关文章
Thể thao Việt Nam gian nan săn huy chương Olympic
Đến hẹn lại lên, TTVN chuẩn bị bước vào chiến dịch Olympic với mục tiêu "chiến đấu hết mình". Mục ti2025-01-11Bật báo động đỏ cấp cứu người đàn ông trẻ vỡ tim sau tai nạn
Bệnh nhân nam Đ.H.S. (19 tuổi, trú TP Hạ Long, Quảng Ninh) bị tai nạn giao thông nguy kịch được ngườ2025-01-11Khác biệt trong máu của những người sống thọ
Con người có thể sống được bao nhiêu năm và điều gì quyết định một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh đã đ2025-01-11Có 500 triệu đồng, mua được những mẫu sedan cũ nào?
Giá bán của Toyota Vios 1.5G 2017 hiện nay từ 460 đến 520 triệu đồngToyota Vios 1.5G CVT 2017Toyota2025-01-11'Chồng vũ phu' của Đan Lê dựng kịch về vấn đề nóng của xã hội
NSƯT Kiều Minh Hiếu và Đan Lê trong 'Anh có phải đàn ông khôn2025-01-1140.000 suất học bổng mới Chương trình phát triển nhân tài số
Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) do2025-01-11
最新评论