Một lần nữa Quy hoạch đô thị ven sông Hồng lại được khởi động lại và chắc chắn quy hoạch này sẽ trở thành vấn đề quan tâm lớn của dư luận. Không thể nói khác được,ởiđộnglạidựánđôthịvensôngHồmu vs nottingham forest trực tiếp để trở thành một đô thị hiện đại, không thể để khu vực ven sông Hồng nhếch nhác như hiện nay, trong khi hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều coi ven sông là một lợi thế cảnh quan, lợi thế phát triển...
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Theo quyết định, quy mô nghiên cứu dự án khoảng 3.000 ha (trong phạm vi hai tuyến đê tả và đê hữu sông Hồng hiện có) với chiều dài khoảng 11km dọc sông. Các nội dung nghiên cứu chính gồm: Xem xét trên lý thuyết và thực tiễn sự phát triển đô thị hai bên sông của Hàn Quốc; Xem xét các quy hoạch phát triển đô thị của Hà Nội và điều tra hiện trạng; Đề xuất chính sách cho sự phát triển đô thị khu vực hai bên sông tại khu vực nghiên cứu; Hướng dẫn quy hoạch đô thị; Định hướng quy hoạch cảnh quan; Đề xuất dự án ưu tiên; đánh giá các vấn đề thể chế.
Thực tế, tại các thành phố lớn trên thế giới khu vực ven sông là lợi thế để phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đã có những bước đi táo bạo để tạo ra các khu đô thị ven sông đẹp và hỗ trợ được sự phát triển kinh tế. Có thể nói Hà Nội quá chậm, chậm về quy hoạch là đương nhiên, nhưng lo lắng của nhiều chuyên gia là cả sự chậm trong sự cân nhắc giữa bảo tồn và phát triển, trong mong muốn và nguồn lực và quan trọng hơn là sự chậm trễ các dự án nghiên cứu khoa học về phòng chống lũ lụt, thủy lợi, thủy lực trên sông Hồng. Từ sự chậm trễ đó, những rào cản của các quy định pháp luật về phòng chống lũ lụt, về đê điều chậm thay đổi trong khi hàng loạt các công trình thủy lợi tầm cỡ thế giới ở thượng lưu sông Hồng, sông Đà đã góp phần làm điều tiết, hỗ trợ phòng chống lũ lụt.
Phê duyệt dự án nghiên cứu này của UBND TP Hà Nội có thể sẽ là một cú hích cần thiết để chúng ta thanh toán món nợ lâu năm, những khu vực nhếch nhác, chậm phát triển ven sông Hồng để có một Thủ đô hiện đại, xứng đáng với một đất nước phát triển.
Một hình hài mới cho khu vực ngoài đê
Theo quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật “Chiến lược phát triển quy hoạch đô thị hai bên bờ sông Hồng tại Hà Nội: Đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên”, quy mô nghiên cứu dự án khoảng 3.000 ha (trong phạm vi hai tuyến đê tả và đê hữu sông Hồng hiện có) với chiều dài khoảng 11km dọc sông.
Như vậy, với khu vực này, những chỉ tiêu quy hoạch có thể sẽ căn cứ vào Dự án thành phố bên sông Hồng đã được giới thiệu năm 2007 do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ nghiên cứu với tổng chi phí dự án lên đến 7 tỷ USD. Theo quy hoạch dự án trên, khu vực ven sông Hồng đoạn qua Hà Nội, trong tương lai sẽ là nơi ở của 97.000 hộ dân, chiếm 50% diện tích. Diện tích còn lại sẽ dành cho các công trình công cộng và khu thương mại dịch vụ. Dự án 7 tỷ USD được thành phố Hà Nội và Hàn Quốc đưa ra kế hoạch triển khai từ năm 2008 đến 2020.
Khi thực thi dự án thì tuyến đê hai bên bờ sông Hồng sẽ được củng cố, nâng cao khả năng chống lũ, chỉnh tuyến, tạo dòng chảy hợp lý, các công trình kiến trúc theo triền đê hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Ngoài việc xây dựng thêm đê mới để ổn định dòng lũ và tận dụng đê hiện tại thành “tuyến đê 2”, sẽ cải tạo 6 bến cảng dọc 40 km sông Hồng. Tuy nhiên, cho tới nay, dự án vẫn chưa được triển khai.
Lần khởi động mới này, theo quyết định, sẽ nghiên cứu quy hoạch ven sông Hồng hiện có) với chiều dài khoảng 11km dọc sông. Mục tiêu tổng thể của dự án là nghiên cứu ý tưởng và lập phương án quy hoạch đô thị, kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật đô thị hai bên bờ sông Hồng đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Long Biên.
Cụ thể, phát triển không gian cảnh quan tự nhiên, văn hóa, giải trí trong khu vực trung tâm thành phố Hà Nội; cải tạo chỉnh trang, tái thiết khu vực đô thị hiện hữu kết hợp với phát triển đô thị mới, xây dựng hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, tạo lập môi trường sống có chất lượng tốt trong khu vực trung tâm đô thị; thúc đẩy công tác tái thiết, phát triển đô thị hai bên sông Hồng và phát triển đô thị, kinh tế - xã hội chung của TP Hà Nội.
Cụ thể, sẽ xem xét trên lý thuyết và trên thực tiễn sự phát triển đô thị hai bên sông của Hàn Quốc; xem xét các quy hoạch và phát triển đô thị của Hà Nội và điều tra hiện trạng khu vực nghiên cứu; đề xuất chính sách cho sự phát triển đô thị khu vực hai bên sông tại khu vực nghiên cứu; hướng dẫn quy hoạch đô thị; định hướng quy hoạch cảnh quan; đề xuất dự án ưu tiên; đánh giá các vấn đề thể chế.
Chắc chắn, quy hoạch mới sẽ có được những điểm mới trên cơ sở những góp ý và những phản biện của các chuyên gia cũng như các nhà quản lý với dự án năm 2007. Tại nhiều nơi sẽ hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên, đường cây xanh dành cho người đi bộ, đường chạy ven sông, không gian thể thao tổng hợp, kè bậc thang để người dân hóng mát. Một mặt nghiêng ven sông sẽ hình thành theo hình thái tự nhiên được coi là “vùng đệm” để chuyển tiếp sinh thái. Các loài sinh vật được tạo nơi cư trú, thực vật được bảo tồn.
Cùng với đó, khu đầm lầy sinh thái được hình thành gồm: công viên, không gian trải nghiệm sinh thái, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, dự án tính đến việc bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử sông Hồng và quy hoạch lộ trình khám phá lịch sử ven sông bằng du thuyền; trục văn hóa truyền thống Hồ Tây - Cổ Loa được chú trọng giữ gìn, phát triển. Sẽ có một khu phức hợp quốc tế kỹ thuật cao dự tính hình thành với quảng trường đi bộ trung tâm (bờ sông Hồng phía hồ Tây), khu nghỉ dưỡng Ngọc Thụy với đồi hóng gió (bờ sông Hồng phía Long Biên, Gia Lâm). Khu phục hồi sinh thái ven sông sẽ nằm ở khu vực Võng La và Từ Liêm, công viên thể thao ở Đông Anh, công viên văn hóa lịch sử ở Hoàn Kiếm, công viên mở dành cho cư dân đô thị ở Tây Hồ, đầm lầy lọc nước ven sông ở Hoàng Mai.
Khó khăn ở phía trước
Nếu dự án thực hiện thì khó khăn đầu tiên là giải phóng mặt bằng. Sẽ có một sự xáo động không nhỏ về kinh tế xã hội đối với Thủ đô. Đương nhiên, đó cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản những cũng là những khó khăn của công tác an sinh xã hội của các cơ quan quản lý Nhà nước, chưa kể những doanh nghiệp cũng sẽ đứng trước cơ hội và thách thức với sự di chuyển nơi ở, nơi làm việc của khối lượng cư dân khổng lồ này.
Khó khăn thứ hai chính là khó khăn từ thể chế, chính sách. Hàng chục Quy hoạch tổng thể và chi tiết đã được phê duyệt liệu có chồng chéo lên quy hoạch mới và sẽ phải điều chỉnh.
Sau khi có Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thành phố đã triển khai rà soát tổng thể các quy hoạch đã được duyệt, qua đó, điều chỉnh, bổ sung nhiều đồ án phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Ngoài những đồ án về xây dựng khu đô thị mới thì hạ tầng phát triển giao thông được thực hiện khá mạnh. Nhiều tuyến đường trọng điểm mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tích cực trong giảm ùn tắc giao thông, tạo điều kiện thuận lợi về thông thương giữa các địa phương. Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phân khu sông Hồng (hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, đất đai, dân số...), trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định làm cơ sở xác định hướng tuyến, chỉ giới, quy mô mặt cắt, cao trình, hành lang an toàn, quy hoạch xây dựng, cảnh quan và không gian đô thị hai bên tuyến đường.
Khó khăn nữa, chính là các quy định pháp luật về phòng chống lũ lụt, bảo vệ đê điều. Tất cả những quy định này sẽ chống lại việc xây dựng mọi công trình bền vững ngoài đê, mà những công trình này gồm các đô thị, các cao ốc mới chính là nguồn lực để cải tạo khu vực ven sông.
Dẫu sao bây giờ cũng là bước khởi đầu. Chúng ta hy vọng, với sự tư vấn của các chuyên gia Hàn Quốc, một dự án khả thi sẽ được hình thành cho một tương lai của Thủ đô to đẹp và hiện đại.
Theo ANTĐ
Hà Nội nghiên cứu quy hoạch đô thị hai bờ sông Hồng