TheélộnhữngmụctiêucủaNgabịUkrainedùngtênlửaATACMStấncôkeo nha cai.deo hãng tin Bloomberg, đây là thông tin được Đại sứ Ukraine ở Mỹ Oksana Markarova tiết lộ. Bà Markarova nhấn mạnh các tên lửa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Kiev cho tới nay “đã hoạt động rất hiệu quả”.
“Tên lửa đã tạo ra sự khác biệt trong xung đột, và khi chúng tôi càng có nhiều vũ khí, chúng tôi càng có thể chuẩn bị cho giao tranh tốt hơn”, bà Markarova nói.
Theo bà Markarova, phiên bản ATACMS mà quân đội Ukraine đang sử dụng có tầm bắn từ 160 - 165km, và dù "nó rất tốt" nhưng Kiev cần "có thêm loại vũ khí này và hy vọng tầm bắn sẽ xa hơn".
Cũng theo bà Markarova, Ukraine đã sử dụng ATACMS để tấn công các kho đạn, và bãi trực thăng của Nga tại 2 địa điểm nằm bên trong lãnh thổ Ukraine.
Bà nhấn mạnh thêm, ngay cả khi Moscow nghĩ rằng Kiev sẽ không bao giờ có được ATACMS, quân đội Nga vẫn “rất cẩn thận” và đã di chuyển các thiết bị ra khỏi tầm với của những hệ thống tấn công tầm xa nhất mà Ukraine sở hữu.
Hôm 17/10, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby xác nhận Washington đã chuyển ATACMS cho Ukraine. Trước đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã lưỡng lự do lo sợ Ukraine có thể sử dụng các tên lửa tầm xa để tấn công mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Đây cũng được cho là lý do Mỹ chỉ gửi cho Ukraine phiên bản ATACMS cũ hơn mang theo bom chùm, và tầm bắn là 165km. Tên lửa ATACMS có thể được bắn từ các bệ phóng HIMARS mà Ukraine sử dụng để phóng tên lửa dẫn đường bằng GPS.
Theo tài liệu vũ khí của Lục quân Mỹ, các biến thể mới hơn của ATACMS có tầm bắn tối đa khoảng 300km.
Trong khi đó, hôm 28/10, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này đã đánh chặn được 4 tên lửa ATACMS.
Còn trong chuyến thăm Trung Quốc hôm 18/10, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố quyết định của Mỹ cung cấp ATACMS cho Kiev sẽ "chỉ kéo dài thêm nỗi đau" cho Ukraine.
评论专区