Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Tổng thư ký Liên HợpQuốc Ban Ki Moon (Nguồn: TTXVN)TheủtướngHướngtớithếgiớikhôngcóchiếsố liệu thống kê về câu lạc bộ bóng đá brisbane roar gặp melbourne cityo đặc phái viênTTXVN, sáng 28-9 theo giờ Việt Nam, phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc,Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế, hãy bằng trách nhiệm vàlòng nhân ái, nỗ lực hơn nữa cho một Chương trình nghị sự vì phát triển sau2015 nhằm bảo vệ hòa bình, thúc đẩy hợp tác, xóa hết đói nghèo và bảo vệ hànhtinh. Hãy tăng cường sự trợ giúp và có lộ trình phù hợp để các quốc gia kémphát triển hơn tham gia hiệu qủa vào các thỏa thuận, chế định quốc tế và giảiquyết những vấn đề chung của nhân loại.
Theo Thủ tướng NguyễnTấn Dũng nhìn lại 100 năm qua, thế giới đổi thay sâu sắc; như phẳng ra, như nhỏlại nhờ những thành tựu kỳ diệu của Khoa học Công nghệ. Cuộc sống của con ngườiđược cải thiện rất nhiều. Nhưng cùng với bao điều tốt đẹp, vẫn luôn còn đónhững hiểm họa tiềm tàng. Ước mơ của nhân loại về một cuộc sống an toàn, hòabình và phồn vinh vẫn còn xa ở phía trước.
Nhân loại khát khaohòa bình, nhưng vì sao vẫn còn xung đột, chiến tranh. Kinh tế phát triển, nhưngvì sao hàng tỷ người vẫn còn nghèo khổ. Khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc,nhưng vì sao chưa có phương cách ứng phó thật hữu hiệu với thiên tai, dịchbệnh.
Các câu hỏi đó đặt racho cộng đồng quốc tế chúng ta trách nhiệm cao cả và hết sức nặng nề - Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Thủ tướng Nguyễn TấnDũng cho rằng, trong lịch sử loài người, chiến tranh đã hủy diệt nhiều nền vănminh. Ngay trong 100 năm qua, 2 cuộc thế chiến và nhiều cuộc chiến tranh tànkhốc, trong đó có chiến tranh ở Việt Nam đã cướp đi sinh mạng của cả trăm triệungười và để lại hậu quả rất nặng nề, kéo dài nhiều thế hệ. Theo Thủ tướng, chodù hòa bình, hợp tác, phát triển là xu thế chủ đạo, nhưng nguy cơ chiến tranhvẫn chưa được loại bỏ.
Vẫn còn đó bạo lực ởTrung Đông, Bắc Phi, gần đây nhất là ở Syria - nơi chúng ta cần mạnh mẽ lên ánviệc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời dành cho hòa bình mọi cơ hội - tìm mọigiải pháp hòa bình để loại bỏ vũ khí hóa học trên cơ sở luật pháp quốc tế vàcác Nghị quyết của LHQ. Vẫn còn đó mối quan ngại sâu sắc về những diễn biến khólường trên bán đảo Triều Tiên. Biển Hoa Đông, Biển Đông vẫn chưa lặng sóng vìnhững tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.... Chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệmsẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh.
Đối với Biển Đông, nơihơn một nửa hàng hóa thế giới đi qua - bảo đảm an ninh an toàn hàng hải là lợiích thiết thực không chỉ đối với khu vực mà cả thế giới. Việt Nam trước sau nhưmột nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; bảo vệlợi ích chính đáng của mình đồng thời vì lợi ích chung, phù hợp với luật phápquốc tế, công ước luật biển 1982, tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên trênBiển Đông (DOC), các thỏa thuận khu vực và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trênBiển Đông (COC).
Thủ tướng Nguyễn TấnDũng nhấn mạnh, "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóacho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, cóquyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Sinh mạng con ngườidù màu da nào cũng quý như nhau. Mạng sống của một người bị cướp đi thì đối vớimột gia đình dù ở ngay khu Ma-hát-tan này hay ở nơi hẻo lánh nào đó trên tráiđất cũng đều là mất mát thương đau.
Bất kỳ hành động hiếuchiến nào đều phải bị lên án, ngăn chặn. Bất cứ nỗ lực ngăn ngừa xung đột nàođều phải được trân trọng, ủng hộ. Còn một biểu hiện dù mong manh của sự sống,người thầy thuốc cũng phải tận tâm cứu người. Còn một tín hiệu dù nhỏ nhoi củahòa bình chúng ta cũng phải tận sức để tránh chiến tranh. Bởi chiến tranh sẽcướp đi sinh mạng không chỉ của một mà của rất nhiều người –trong đó chắc chắnsẽ có nhiều phụ nữ và trẻ em.
Xung đột, chiến tranhchỉ có thể được ngăn chặn khi những hành động trái với Hiến chương LHQ, tráivới luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền... phải đượcđấu tranh loại bỏ. Hòa bình chỉ có thể được gìn giữ khi các quốc gia tôn trọngđộc lập chủ quyền và truyền thống văn hóa của nhau, không áp đặt tiêu chuẩnchính trị, đạo đức lên nhau; khi vai trò của LHQ, của Hội đồng bảo an LHQ đượcphát huy... Và trên hết là lòng tin chiến lược giữa các quốc gia phải khôngngừng được vun đắp bằng sự thật tâm, thái độ chân thành và những hành độngthiết thực, cụ thể, như việc dỡ bỏ cấm vận đối với Cu-Ba hay công nhận quyền tựquyết của Palestine.
Thủ tướng Nguyễn TấnDũng chia sẻ quan điểm của ngài Tổng thư ký rằng các mục tiêu phát triển Thiênniên kỷ là nỗ lực chống đói nghèo thành công nhất trong lịch sử. Nhưng chúng takhông quên rằng 40% tài sản toàn cầu nằm trong tay chỉ gần 1% dân số thế giới.Khoảng cách giàu nghèo vẫn tiếp tục gia tăng. Thế giới vẫn còn hơn một tỉ ngườiphải sống trong tình trạng nghèo cùng cực. Nghĩa là hàng trăm triệu người -trong đó có rất nhiều trẻ em - đói không đủ thức ăn, lạnh không đủ áo ấm, bệnhkhông có thuốc uống, tới tuổi đi học không được đến trường...
Chúng ta cũng khôngquên rằng, khí thải, nạn phá rừng, khai thác cạn kiệt tài nguyên... làm tráiđất nóng thêm, nước biển dâng lên, thiên tai hung dữ, bệnh dịch hoành hành...Những đại họa đó làm cho các nước nghèo càng thêm khốn khó.
Để thoát khỏi đóinghèo; để phòng tránh thiên tai; để ngăn chặn bệnh dịch; để bảo vệ môitrường;... để một thế giới xanh hơn, công bằng hơn cần sự chung tay của tất cảchúng ta. Người nghèo, nước nghèo cần nỗ lực tự vươn lên với sự hỗ trợ củangười giàu hơn, nước phát triển hơn. Sự hỗ trợ đó không phải chỉ bằng tấm lòngnhân ái "lá lành đùm lá rách“ mà trước hết cần bằng trách nhiệm bởi trongsự giàu có của nhiều người, sự phát triển của nhiều nước không phải không cóphần đáng ra thuộc về những người nghèo, nước nghèo.
Thủ tướng Nguyễn TấnDũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, hãy bằng trách nhiệm và lòng nhân ái, nỗ lựchơn nữa cho một Chương trình nghị sự vì phát triển sau 2015 nhằm bảo vệ hòabình, thúc đẩy hợp tác, xóa hết đói nghèo và bảo vệ hành tinh của chúng ta. Hãytăng cường sự trợ giúp và có lộ trình phù hợp để các quốc gia kém phát triểnhơn tham gia hiệu qủa vào các Thỏa thuận, Chế định quốc tế và giải quyết nhữngvấn đề chung của nhân loại. Hãy cùng nhau đối mặt và vượt qua những thách thức,hiểm họa toàn cầu với tinh thần ”Một người vì tất cả, tất cả vì một người“ nhưnhững người lính Ngự lâm của Đại văn hào Alexander Dumas.
Thủ tướng Nguyễn TấnDũng khẳng định, Việt Namluôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinhcủa chúng ta. Việt Namđã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Việt Nam sẵn lòngđóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúpchúng tôi dành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽmãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồngquốc tế.
Thủ tướng Nguyễn TấnDũng tin tưởng “Chương trình nghị sự vì phát triển sau năm 2015” sẽ được hoànthiện hướng tới một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo. Tất cảvì hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng. Tất cả để hành tinh của chúng tamãi mãi một màu xanh. Màu xanh của hòa bình, màu xanh của phát triển bềnvững./.
Theo TTXVN