Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) Việc mở rộng đối tượng kê khai tài sản,ònóngtriệuđộmàluậtcònlỗhổngthìkhôngthểđưacủivàolònhận định trận psg thu nhập là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội phân tích, cho ý kiến tại phiên thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) chiều 13/6. Mở rộng đối tượng kê khai lần đầu Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành quy định đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản là cán bộ từ Phó phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương trở lên; một số cán bộ, công chức cấp xã, người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân. Các đối tượng này có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hàng năm. Dự thảo Luật sửa đổi theo hướng, bên cạnh các đối tượng kê khai theo Luật hiện hành, thì mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu. Đa số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật vì cho rằng, so với nhóm đối tượng giữ chức vụ từ Giám đốc Sở trở lên hoặc những cán bộ, công chức, viên chức khác làm việc ở một số vị trí công tác trong các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao cần phải kiểm soát chặt chẽ thì trước mắt, để phù hợp với thực tế và khả thi, nhóm đối tượng cán bộ, công chức còn lại chỉ cần kiểm soát tài sản, thu nhập ở mức độ đơn giản hơn. Việc này nhằm tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi tài sản, thu nhập của họ có biến động từ 300 triệu đồng trở lên trong 1 năm hoặc khi có tố cáo, có dấu hiệu về việc kê khai không trung thực đồng thời, so với Luật hiện hành thì phương thức kê khai đã có sự thay đổi theo hướng thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai hàng năm (chỉ bao gồm những người giữ các chức vụ cao hoặc làm việc ở những vị trí có nguy cơ tham nhũng cao), qua đó bảo đảm tập trung nguồn lực cho việc kiểm soát tài sản, thu nhập, tăng cường ý thức tuân thủ của người kê khai, bảo đảm tính khả thi và góp phần khắc phục tính hình thức của việc kiểm soát tài sản, thu nhập như thời gian qua. Theo đại biểu Lê Thị Thủy (Hải Dương), qua tham khảo kinh nghiệm của các nước cho thấy, để kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai thì cần phải kiểm soát được tài sản, thu nhập trong toàn xã hội. Ở nước ta đã có các quy định của pháp luật và đã thực hiện trong thực tiễn để từng bước kiểm soát tài sản trong toàn xã hội như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở … Do đó, dự thảo Luật mở rộng đối tượng kê khai là phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và phù hợp với Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21 của Bộ Chính trị khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, tiến tới tất cả các cán bộ, công chức, viên chức là Đảng viên đều phải kê khai tài sản. Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng, việc mở rộng mọi cán bộ, công chức đều có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu nhằm tạo cơ sở dữ liệu so sánh, đối chiếu với tài sản thu nhập tăng thêm khi được đề bạt, bổ nhiệm, bố trí vị trí nhạy cảm, phải kê khai bổ sung hàng năm. Ngoài ra, số đối tượng kê khai theo Luật cũ đã ổn định, cơ quan kiểm soát kê khai chỉ tăng thêm khối lượng thuộc đối tượng bổ sung theo dự thảo luật, đồng thời dự thảo luật cũng thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai hàng năm nên chỉ tạo áp lực cho cơ quan kiểm soát thời gian đầu, sau đó sẽ nhanh chóng đi vào ổn định. Đáng chú ý, dự thảo luật đã đưa ra các giải pháp khả thi, đảm bảo việc kiểm soát đối tượng kê khai bổ sung bằng cách tăng các ứng dụng công nghệ trong quản lý dữ liệu kê khai (Điều 30), tăng cường thanh toán qua thẻ, tài khoản (Điều 31). Hơn nữa, trong khi dự thảo Luật mở rộng đối tượng phòng, chống tham nhũng ra ngoài khu vực Nhà nước thì không có lý do gì lại thu hẹp đối tượng phải kê khai phạm vi trong Nhà nước, mà đối tượng này lẽ ra là đối tượng bắt buộc kê khai. Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cũng tán thành với phương án kê khai lần đầu khi cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm, tuyển dụng và kê khai bổ sung khi được bầu, bổ nhiệm lại, được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc khi có biến động tài sản, thu nhập đến mức phải kê khai bổ sung. Phương án này phù hợp thực tiễn, giảm áp lực của người phải kê khai và đơn vị kiểm soát việc kê khai. Con đã thành niên phải kê khai tài sản Dẫn trường hợp về cô gái mới 19 tuổi là con cán bộ hay những người giữ chức vụ là trưởng, phó phòng đã có biệt phủ xây trên khuôn viên hàng ngàn mét vuông, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đặt câu hỏi về nguồn gốc của số tài sản này. Dư luận xôn xao, báo chí viết nhiều nhưng không làm gì được vì con đã thành niên thì không phải kê khai tài sản thu nhập. Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, “vì không có luật nên chúng ta đã thua về lý;" đồng thời mong muốn Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật để giải quyết những bất cập rất lớn nêu trên. “Khi có dư luận, báo chí vào cuộc về khối tài sản khủng nghi tham nhũng thì có thể yêu cầu con thành niên cũng phải kê khai tài sản. Lò đã đỏ lửa nhưng có nóng đến triệu độ mà lỗ hổng trong luật vẫn còn thì nhân dân, chính quyền không thể chung tay “đưa” “củi tham nhũng” để cho vào lò,” đại biểu nhấn mạnh. Cho ý kiến về đối tượng kê khai tài sản và bị kiểm soát tài sản thu nhập, đại biểu Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) nhận định, cần xem xét thêm các đối tượng từng giữ vị trí có nguy cơ tham nhũng cao, thậm chí khi nghỉ hưu. Thực tế hiện nay, hầu hết các tài sản tham nhũng được cất giấu, gửi ngân hàng hoặc do người thân như bố mẹ, anh chị em, con cháu ruột thịt đứng tên, đến khi về hưu được gom lại, hợp thức hóa. Đại biểu đề nghị xem xét với đối tượng này, cần bổ sung những người ruột thịt là những đối tượng phải chứng minh nguồn gốc tài sản. Tập trung kê khai đối tượng giữ vị trí có nguy cơ tham nhũng cao Ở góc nhìn khác, một số ý kiến đề nghị thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, tập trung vào những vị trí có nguy cơ tham nhũng cao. Việc mở rộng sẽ được thực hiện khi đã làm tốt công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của nhóm đối tượng này và có đủ nguồn lực cho việc kiểm soát. Ý kiến này cho rằng, theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành thì đối tượng phải kê khai là cán bộ giữ chức vụ từ Phó phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương trở lên, được thực hiện hàng năm; tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức, hiệu quả thấp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do việc kê khai chủ yếu dựa vào ý thức tự giác của người kê khai, số người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập quá lớn (trung bình khoảng hơn 1 triệu bản kê khai mỗi năm), vượt quá khả năng của các cơ quan có trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập. Nếu mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai như dự thảo Luật (cho dù là kê khai lần đầu) mà không theo dõi biến động, không xác minh tài sản, thu nhập của họ thì lại không khắc phục được tính hình thức như thời gian qua. Bên cạnh đó, việc mở rộng đối tượng kê khai nhưng lại đồng thời thu hẹp đầu mối cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cũng sẽ tạo áp lực rất lớn đối với cơ quan này và có thể dẫn đến tiếp tục thiếu hiệu quả trong kiểm soát tài sản, thu nhập. Đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) cho rằng, việc quy định đối tượng kê khai tài sản, thu nhập là cán bộ, công chức chưa thực sự hợp lý, sẽ gây quá tải cho công tác quản lý. Khoản 1 Điều 3 dự thảo Luật chỉ rõ, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Một sinh viên tốt nghiệp ra trường khi vào làm công chức, đa số độc thân, phụ thuộc vào gia đình, không có gì để kê khai. Đối với cán bộ, công chức đã có gia đình riêng, vợ hoặc chồng nhưng sống chung trong gia đình tứ đại đồng đường, thì họ chỉ kê khai phần thu nhập là lương, tài sản thu nhập tăng thêm không kê khai, do đó không kiểm soát được. Để đảm bảo hiệu quả trong quản lý, đại biểu Nguyễn Hồng Vân đề nghị cần khoanh đối tượng là cán bộ, công chức khi bắt đầu được đề bạt, được hưởng hệ số phụ cấp phải kê khai đồng thời tăng cường kiểm soát thu nhập, đẩy mạnh thanh toán qua tài khoản đối với mọi thành viên trong xã hội, tăng cường công tác giám sát cơ quan chức năng./. TheoTTXVN |