您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Giải ‘bài toán’ thiếu giáo viên: Kiến nghị sửa Luật Giáo dục 2019_nice đấu với clermont 正文

Giải ‘bài toán’ thiếu giáo viên: Kiến nghị sửa Luật Giáo dục 2019_nice đấu với clermont

时间:2025-01-24 04:56:04 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Giải ‘bài toán’ thiếu giáo viên: Kiến nghị sửa Luật Giáo dục 2019_nice đấu với clermont

Vì sao thiếu giáo viên vẫn là ‘điệp khúc’?ảibàitoánthiếugiáoviênKiếnnghịsửaLuậtGiáodụnice đấu với clermont

Hiện nay, nhiều trường tiểu học rất khó tuyển giáo viên các môn:

Tin học; Tiếng Anh; Tiếng dân tộc thiểu số (bậc tiểu học) trong khi các trường THCS, THPT thiếu nguồn tuyển giáo viên các môn: Ngoại ngữ 2; Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý;

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật); Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp; Nội dung giáo dục địa phương; Công nghệ; Tin học; Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các trường mầm non và phổ thông - nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa khó tuyển được giáo viên.

Theo tôi có một số nguyên nhân như bậc mầm non yêu cầu giáo viên phải tốt nghiệp cao đẳng sư phạm. Bậc tiểu học, THCS tuyển trình độ đại học sư phạm nên người tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm mất cơ hội ứng tuyển. 

Ảnh minh họa.

Trong khi đó, người tốt nghiệp đại học sư phạm ít lựa chọn vùng khó khăn để lập nghiệp vì điều kiện thiếu thốn và mức lương còn thấp. 

Ngoài ra, các địa phương hiện đang thiếu nghiêm trọng giáo viên dạy “tích hợp”, cụ thể là môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý. 

Trước khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, chưa có trường đại học nào đào tạo môn “tích hợp”. 

Kể cả trong tương lai, nguồn giáo viên dạy “tích hợp” có thể vẫn thiếu hụt. 

Gợi ý lời giải cho bài toán thiếu giáo viên

Để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên nhưng không có nguồn tuyển, một số cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đã nêu kiến nghị tới các cơ quan liên quan như Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT xem xét “hạ” tiêu chuẩn về trình độ được đào tạo (đối với ứng viên tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm).

Tuy nhiên, việc “hạ” tiêu chuẩn trình độ được đào tạo của ứng viên đang "vướng" Luật Giáo dục.

Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau: “Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non; có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT. 

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.

Vì vậy, muốn “hạ” tiêu chuẩn trình độ được đào tạo để tuyển được giáo viên dạy bậc mầm non, tiểu học, THCS thì trước hết cần sửa Điều 72 Luật Giáo dục 2019. 

Khi Luật Giáo dục được sửa đổi thì các trường mới có cơ sở thực hiện.

Cùng với đó, Bộ GD-ĐT cần tham mưu Chính phủ gia hạn để các giáo viên chưa đạt chuẩn (dưới chuẩn) tiếp tục học tập nâng chuẩn. 

Ở miền núi, vùng sâu vùng xa, người ứng tuyển vào làm giáo viên mầm non chỉ cần yêu cầu trình độ trung cấp sư phạm. 

Tương tự, người ứng tuyển vào làm giáo viên tiểu học, THCS (môn đặc thù, ví dụ Tin học, Công nghệ…) chỉ cần trình độ cao đẳng sư phạm. 

Trong quá trình công tác, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ. 

Bộ GD-ĐT cần tham mưu Chính phủ điều chỉnh Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS. 

Tôi đề xuất chỉnh sửa Nghị định này theo hướng giáo viên còn 10 năm về hưu thì không phải tham gia nâng trình độ chuẩn được đào tạo (xem như đã đạt chuẩn).

Hiện tại, các trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ là: Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng sư phạm nhưng còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 01/7/2020; giáo viên tiểu học có bằng cao đẳng sư phạm còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1/7/2020, 

Giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp còn ít hơn 8 năm công tác tính từ 1/7/2020; giáo viên THCS chưa có bằng cử nhân còn ít hơn 7 năm công tác tính từ 1/7/2020. 

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cần rà soát lại chính sách thu hút, hỗ trợ cho giáo viên để có cơ sở đề xuất, sửa đổi phù hợp với thực tiễn. 

Đối với đội ngũ giáo viên công tác ở miền núi, vùng sâu vùng xa, cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt. 

Việc tăng tiền lương và phụ cấp cho viên chức được kỳ vọng sẽ góp phần từng bước giải "bài toán" thiếu giáo viên như hiện nay.

Thanh Thúy