Giữa tháng 12 này,ôgáitrượtchuyênToánvàhọcbổngtoànphầncủaĐsevilla vs cadiz Trịnh Thị Hạnh An nhận được giải nhất cuộc thi viết luận bằng Tiếng Anh với chủ đề “Việt Nam trong Liên Hợp Quốc”, nhân kỷ niệm 75 năm thành lập của tổ chức này (1945-2020).
An sẽ trở thành thực tập sinh trong 6 tháng tại Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vào mùa hè năm 2021 ngay tại… Việt Nam.
Hạnh An sẽ thực tập tại UNDP vào mùa hè 2021 |
Hạnh An cho rằng đây là một cơ hội quý báu. Đồng thời, cô gái trẻ hi vọng được tham gia vào các dự án của UNDP liên quan đến cộng đồng người dân tộc thiểu số hoặc về quy hoạch và cơ sở hạ tầng của các thành phố.
Giành học bổng ĐH danh tiếng sau 1 năm 'gap year'
Hạnh An hiện là sinh viên năm thứ 3 của ĐH Chicago (Hoa Kỳ) – trường đại học nhiều năm liền nằm trong danh sách 10 trường đại học hàng đầu thế giới. Tại đây, An học cùng lúc 3 chuyên ngành: Khoa học Địa lý, Môi trường, Đô thị học và Nghệ thuật Thị giác. Thế nhưng, khi còn học phổ thông ở Việt Nam, Hạnh An lại là học sinh chuyên Tin.
An kể mình đến với lớp chuyên Tin, Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng) đơn giản vì bị trượt chuyên Toán.
“Hồi cấp 2, mình rất thích học Toán, có ngày làm bài tập Toán đến mười mấy tiếng đồng hồ. Vì vậy, khi trượt chuyên Toán, mình thất vọng lắm. Với môn Tin học, trước đó mình chỉ học chơi chơi thôi.
Nhưng sau khi vào lớp 10 chuyên Tin, thầy giáo chủ nhiệm bảo ai muốn cứ tham gia học đội tuyển, thầy dạy lại từ đầu. Thế là mình vào. Sang đến năm lớp 11, đội tuyển chỉ còn lại 6, 7 bạn, trong đó mỗi em là nữ”.
Vào đội tuyển, thi học sinh giỏi quốc gia… con đường mà Hạnh An dự kiến khi đó là tập trung học Toán, Tin học và Vẽ để thi Kiến trúc. Còn nếu có giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm đó, An mong được tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thế nhưng, cô gái nhỏ cuối cùng lại “lạc bước" sang tận Canada, học 2 năm phổ thông trước khi trở thành sinh viên của ĐH Chicago.
Hạnh An hiện chưa thể quay lại nước Mỹ do ảnh hưởng của dịch Covid-19 |
Hạnh An cho hay, từ nhỏ bản thân có suy nghĩ và lối sống khá độc lập.
“Mẹ không can thiệp nhiều, miễn là kết quả học tập của mình phải đảm bảo. Đồng thời, mình vẫn phải làm việc nhà nên biết dọn dẹp từ bé, lớp 3 đã tự nấu cơm, lớp 4 mình giặt quần áo bằng tay cho cả nhà hàng tháng trời khi máy giặt hỏng…” - An kể.
Độc lập đến mức, khi An nộp đơn xin học bổng United World Colleges (UWC), mẹ An cũng không biết. Đến khi phải lên Hà Nội phỏng vấn, mẹ An mới hay mục tiêu của con gái.
Giành được học bổng, An sang Canada, học 2 năm trung học tại Lester B. Pearson United World College of the Pacific – một ngôi trường nhỏ, chỉ có khoảng 160 học sinh nhưng đến từ 80 quốc gia.
Sau khi tốt nghiệp, An nộp hồ sơ vào một số trường đại học của Mỹ nhưng kết quả chưa như ý, cô quyết định dành 1 năm “gap year”.
Về Việt Nam làm cho một dự án nhỏ chuyên thiết kế website ở Hà Nội, An nhanh chóng nhận ra đây không phải là công việc mình yêu thích.
“Hai năm học xa nhà, mình cũng cảm thấy mệt mỏi, chưa tìm được trường đại học như ý, rồi đi làm không thấy vui và mẹ vẫn có thể nuôi được nên mình về nhà” – An cười nói.
Cuối cùng, sau một năm nghỉ ngơi và chuẩn bị cho hồ sơ, An được ĐH Chicago cấp học bổng toàn phần, trị giá từ 80-83 nghìn USD cho mỗi năm học.
Hạnh An ở Boston (Mỹ) |
Hỗ trợ học sinh làm dự án xã hội
An chia sẻ rằng quan niệm của nhiều bạn trẻ Việt Nam về hoạt động ngoại khóa khá hẹp.
“Các bạn chủ yếu cho rằng đó là các hoạt động thiện nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường như tái chế hay thu dọn rác thải… Đây là những hoạt động không có tính bền vững, không có định hướng lâu dài, có khi chỉ để các bạn làm hồ sơ đi du học”.
Hạnh An khi tham gia một khóa học trao đổi tại Senegal |
Vì thế, hơn một năm nay, ngoài việc học, Hạnh An dành nhiều thời gian cho Headway - một chương trình nhằm hỗ trợ cho học sinh Việt Nam triển khai các ý tưởng, dự án cộng đồng và nghiên cứu khoa học.
Thông qua các khóa học do nhiều nghiên cứu sinh, du học sinh, các kỹ sư đang học tập, nghiên cứu và làm việc ở Mỹ "đứng lớp", An tin tưởng sẽ giúp trang bị cho các bạn trẻ những kỹ năng, kiến thức cần thiết để tự mình "ôm" một dự án xã hội có chiều sâu, độc đáo, và bền vững.
Ngân Anh
Chàng trai vàng Tin học quốc tế: Đến Facebook không phải để chứng tỏ bản thân
Nguyễn Vương Linh cho rằng khi có đam mê và khả năng thì cần tìm một môi trường để phát huy khả năng đó, chứ không phải là phải vào Google/ Facebook/ Amazon để chứng tỏ bản thân.