Một góc Hà Nội nhìn từ trên cao. (Nguồn: TTXVN) “Việt Nam thay đổi từng ngày.” Cảm nhận này không chỉ của riêng người dân Việt Nam,ệtNamđangthayđổitừngngàydướisựlãnhđạosángsuốtcủaĐảlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh ngày hôm nay mà còn của những người nước ngoài như ông Geetesh Sharma, học giả, nhà báo kỳ cựu, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal sau 29 lần thăm Việt Nam trong nhiều dịp khác nhau, đặc biệt kể từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt: thực hiện công cuộc Đổi mới và mở cửa nền kinh tế vào năm 1986. Học giả Sharma tâm sự khi ông tới Việt Nam năm 1982, Việt Nam vẫn là một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu do hậu quả tàn khốc của hai cuộc chiến tranh. Với việc thực hiện công cuộc Đổi mới, “đất nước hình chữ S” bên bờ Biển Đông đang “thay da, đổi thịt” từng ngày, phát triển nhanh chóng về mọi mặt, thậm chí hiện đã vượt nhiều quốc gia láng giềng về sự phát triển toàn diện, trong đó có cả Ấn Độ. Cũng như ông Sharma, Phó Giáo sư người Đức Martin Grossheim, công tác tại Khoa Lịch sử châu Á thuộc Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), cảm giác Việt Nam hiện nay với Việt Nam khi ông lần đầu đặt chân đến năm 1987 là “hai đất nước khác nhau." Trong ký ức của Phó Giáo sư Grossheim, hơn 30 năm trước, người dân Việt Nam rất nghèo, tỷ lệ người nghèo chiếm tới 60% dân số, nay Việt Nam đã vươn lên thành nước thu nhập trung bình, tỷ lệ người nghèo giảm còn dưới 10%. Việt Nam đang tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Lý giải nguyên nhân Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay, nhiều chuyên gia, học giả nước ngoài cho rằng việc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 đưa ra quyết định quan trọng về cải cách trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, đưa đất nước đi theo mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là một trong những quyết sách có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện của Việt Nam. Tiến sỹ Sử học Evgeny Kobelev, nhà nghiên cứu khoa học cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông-Viện Hàn lâm Khoa học Nga, khẳng định Đổi mới là một đường lối chiến lược mới giúp Việt Nam tránh được những biến động xã hội, thoát khỏi bờ vực của cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc và đảm bảo sự phát triển thành công của đất nước. Những cụm từ như “câu chuyện thành công,” “ngôi sao đang lên,” “điều thần kỳ mới ở châu Á,” hay “phi thường” và “nền kinh tế sáng giá nhất châu Á”… đã và đang được các tổ chức và truyền thông quốc tế sử dụng với tần suất cao hơn bao giờ hết khi đánh giá những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), sự phát triển của Việt Nam 35 năm qua là “rất đáng ngưỡng mộ.” Nếu trong giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hằng năm của Việt Nam chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991-1995, con số này đã tăng gấp đôi (8,2%); các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016-2019 đạt bình quân 6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng theo đánh giá của tạp chí The Economist, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 quốc gia có tăng trưởng GDP cao nhất thế giới và là một trong 16 nền kinh tế mới nổi tốt nhất trong năm. Quy mô nền kinh tế được nâng lên, năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm, đến năm 2020 đã đạt 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần được cải thiện rõ rệt, bình quân thu nhập đầu người năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm từ mức 159 USD năm 1985. Những nỗ lực Đổi mới trong 35 năm qua đã giúp Việt Nam thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cho phát triển. Hãng tin Bloomberg khẳng định Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ một quốc gia chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng truyền thống trở thành trung tâm sản xuất thu hút các tập đoàn lớn toàn cầu. Trong khi đó, tờ South China Morning Post của Trung Quốc cho rằng chính việc liên tục thực hiện các chính sách đầu tư thân thiện với doanh nghiệp cùng với nguồn cung lao động trẻ dồi dào đã giúp Việt Nam trở thành một trung tâm quan trọng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của thế giới. Riêng năm 2019, tổng vốn FDI tại Việt Nam đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm gần đây. Bất chấp COVID-19, năm 2020, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nền kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019, tăng 15 bậc so với năm 2018; năng lực cạnh tranh xếp thứ 67/141 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018. Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, trong 35 năm Đổi mới, Việt Nam còn chú trọng đảm bảo đời sống của người dân để “không ai bị bỏ lại phía sau.” Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam đã tạo ra một “câu chuyện huyền thoại” trong công cuộc giảm nghèo với chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người) năm 2019 là 0,63, nằm trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng HDI cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010; 7% năm 2015 và dưới 3% năm 2020. Còn theo WB, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập. Cụ thể từ năm 2010-2020, chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tăng từ 0,66 lên 0,69. Quy mô giáo dục của Việt Nam đang ngày một phát triển, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông được đánh giá cao trong khu vực như tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 ở Việt Nam đạt 99%, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Singapore; vị thế các trường đại học của Việt Nam trong năm 2019 xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018. Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học được vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới. Ngành y tế đạt những thành tựu đáng tự hào, gây tiếng vang kể cả trong điều trị lẫn nghiên cứu, ứng dụng. Không chỉ vậy, Việt Nam còn nỗ lực gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Báo cáo phát triển bền vững năm 2020 của Liên hợp quốc cho thấy Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á duy nhất đạt được 5 mục tiêu hành động của Liên hợp quốc, trong đó có các biện pháp giảm khí thải CO2, thúc đẩy năng lượng tái tạo và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Trên mặt trận đối ngoại, với chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa, trong suốt 35 năm Đổi mới, quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày một sâu rộng, qua đó, không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam. Từ giai đoạn đầu phá thế bao vây cấm vận, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng tới mở rộng quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế, nay là đưa quan hệ đi vào chiều sâu và hội nhập quốc tế toàn diện, Tiến sỹ Takashi Hosoda, chuyên gia nghiên cứu về khu vực châu Á-Thái Bình Dương thuộc trường Đại học Tổng hợp Charles (Cộng hòa Séc), đánh giá Việt Nam đã thiết lập các cơ chế hợp tác song phương và đa phương để kết nối với thế giới, cũng như thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam, đồng thời tạo động lực để Việt Nam phát triển kinh tế. Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ nghiên cứu Á-Âu của Nga Grigory Trofimchuk cũng nhận xét vị thế của Việt Nam ngày càng gia tăng, không chỉ là điểm đến của khách du lịch nước ngoài, mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, nơi tổ chức các cuộc gặp của các chính khách hàng đầu thế giới như cuộc gặp cấp cao Nga-Mỹ bên lề Hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017, hay hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên năm 2019… Đáng chú ý, Việt Nam còn ghi dấu ấn một thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế, được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng Kinh tế-Xã hội LHQ (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018; hai lần đảm đương cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tham gia nhiều hoạt động quốc tế như tiếp tục cử lực lượng gìn giữ hòa bình và nhân viên y tế tới các nước trên khắp thế giới. (Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN) Đặc biệt, năm 2020, trong bối cảnh vô cùng khó khăn do đại dịch COVID-19 và hứng chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ, song Việt Nam vẫn đảm đương và hoàn thành tốt cả 3 trọng trách: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA). Như khẳng định của ông Pallab Sengupta - Trưởng Ban Quốc tế Đảng Cộng sản Ấn Độ, công cuộc Đổi mới đã mang lại thành công toàn diện cho Việt Nam. Nói cách khác, công cuộc Đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo ra những vận hội mới, nhờ đó Việt Nam chuyển từ một đất nước từng bị chia cắt và kém phát triển trở thành một trung tâm ngoại giao và kinh tế ngày càng phát triển như ngày nay. Với những thành tựu to lớn đã và đang được cộng đồng quốc tế ghi nhận, “Dân tộc Việt Nam có thể tự hào về Đảng Cộng sản của mình, cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam có thể tự hào về dân tộc mình” như lời ông Alberto Salazar, phóng viên hãng thông tấn Prensa Latina (Cuba) chia sẻ. Chính “ý Đảng, lòng dân” là tiền đề quan trọng, tạo ra sức mạnh, niềm tin để Việt Nam tiếp tục phát triển năng động và tự tin hiện thực hóa những mục tiêu được đề ra tại Đại hội XIII của Đảng./. TheoTTXVN |