TheườnghọcHàNộixâydựngvănhóalờichàođitrướxếp hạng cúp c1o lãnh đạo Trường THCS Yên Hòa (Cầu Giấy), muốn xây dựng và hình thành văn hóa chào hỏi phải bắt đầu từ thầy cô và các cán bộ nhân viên của nhà trường. Khi nhìn thấy thầy cô chào hỏi nhau cùng nụ cười và động tác hơi cúi đầu, học sinh sẽ nhìn và làm theo.
Ngoài ra, các thầy cô giáo cũng hình thành nên văn hóa ứng xử “biết nói lời cảm ơn, xin lỗi”. Thông qua đó, học sinh sẽ nhận thấy sự tôn trọng của giáo viên dành cho mình, từ đó thực hiện lời chào hỏi một cách tự giác, không khiên cưỡng.
Ngoài khẩu hiệu, trong tiết Sinh hoạt, các thầy cô giáo chủ nhiệm cũng đều chú trọng đến việc rèn nếp chào hỏi cho học sinh. Trong đó, học sinh sẽ trải nghiệm nếu được thầy cô, bạn bè chào hỏi và thể hiện thái độ, cử chỉ thân thiện với mình, người học sẽ cảm nhận như thế nào. Ngược lại, khi mọi người không thân thiện chào nhau, cảm nhận của học sinh sẽ ra sao. Từ những trải nghiệm thực tế ấy, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc chào hỏi.
Khi đã hiểu rõ ý nghĩa, các thầy cô sẽ hướng dẫn học sinh hình thành thói quen này từng bước. Bắt đầu từ cổng trường, học sinh sẽ chào hỏi thầy cô, các bác nhân viên, bảo vệ. Ngoài ra, trong mỗi bài học, các thầy cô đều lồng ghép văn hoá chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi để giáo dục học sinh thông qua từng hành động cụ thể, đồng thời điều chỉnh để học trò xây dựng nếp ứng xử, giao tiếp văn minh, thanh lịch.
Theo lãnh đạo Trường THCS Yên Hòa, giờ đây, việc thực hiện nếp chào hỏi đã được học sinh toàn trường áp dụng như một thói quen tự nhiên. Trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô, lời cảm ơn hay xin lỗi cũng không còn ngượng ngùng, xa lạ.
Ngoài chú trọng việc ứng xử giữa thầy cô và học trò, vấn đề ứng xử giữa học sinh với học sinh cũng được nhà trường quan tâm. Nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề có học sinh tham gia, chẳng hạn “Giữ gìn tình bạn đẹp” trong môn Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp 6.
Thông qua những tình huống thực tiễn cụ thể, học sinh được học cách thấu hiểu, biết đặt mình vào vị trí của bạn để cảm thông và sẻ chia. Trước các tình huống nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè, học sinh được học cách giải quyết với thái độ chân thành, thiện chí, xây dựng, tin tưởng, lắng nghe, xin lỗi và bao dung.
Tại Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm), Hiệu trưởng Nguyễn Thị Vân Hồng cho hay thời gian qua, nhà trường phát động phong trào “Lời chào người Tràng An” nhằm giáo dục học sinh văn hóa chào hỏi. Phong trào này nhằm khích lệ học sinh nói lời hay, làm việc tốt, biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi đúng lúc.
Điều này cũng tạo nên nhiều chuyển biến tích cực. Giờ đây, việc chào hỏi lễ phép của học sinh với thầy cô và khách đến trường đã trở thành nếp quen. Để duy trì văn hóa này, đồng thời làm gương cho học sinh, hàng ngày, vào đầu và cuối buổi học, ban giám hiệu nhà trường đều đứng ở cổng trường để chào đón học sinh.
Theo thầy giáo Lê Việt Dương, Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Hoàng Mai), thầy cô có vai trò quan trọng trong việc nêu gương xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử. Chỉ thị số 30-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” một lần nữa khẳng định trách nhiệm của các nhà trường, trong đó có vai trò người đứng đầu trong việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.
“Cùng với việc thực hiện tốt quy tắc ứng xử, cán bộ, nhà giáo của trường sẽ tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt hai bộ quy tắc ứng xử của thành phố nhằm làm đẹp thêm hình ảnh nhà giáo Thủ đô”, thầy Dương nói.
Trường học xây dựng văn hóa học đường qua những hàng cây ‘biết nói’Dưới mỗi thân cây, gốc cây tại ngôi trường này đều là những thông điệp, lời hay ý đẹp, góp phần hình thành nên nét văn hóa của trường học.(责任编辑:Cúp C2)