Trong công sở,íkípkếtthânvớiđồngnghiệtài xỉu bóng đá quan hệ tốt đẹp giữa đồng nghiệp với nhau đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả công việc của một đội nhóm và thậm chí của cả công ty. Đồng nghiệp ganh ghét, đố kỵ, thiếu hợp tác, có thể tạo không khí căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn. Ngược lại, khi bạn hợp tác hiệu quả với đồng nghiệp, điều này không chỉ tạo nên tinh thần làm việc tích cực mà còn có thể dẫn tới thành công trong công việc.
Bằng cách thiết lập mối quan hệ tích cực ngay từ đầu với đồng nghiệp, bạn có thể hiểu được phong cách làm việc của họ và xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ sau này.
Vậy đâu là những bí quyết chính giúp xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp?
Giao tiếp cởi mở:Giao tiếp cởi mở là kỹ năng thiết yếu của cuộc sống hằng ngày, cho dù ở công ty hay trong các mối quan hệ cá nhân. Hãy tích cực hỏi thăm đồng nghiệp của bạn, tìm hiểu về mong muốn và quan điểm của họ. Đây là bước đầu tiên để mở ra những cuộc trò chuyện gần gũi.
Chấp nhận:Một điều quan trọng khác là thấu hiểu và tôn trọng vai trò của đồng nghiệp. Hãy hiểu rằng mọi người sẽ có quan điểm và ý kiến khác nhau. Sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm và sáng kiến của đồng nghiệp, điều này có thể nâng cao chất lượng tổng thể của công việc và kết quả đầu ra.
Tin tưởng:Khi xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, tin tưởng và tín nhiệm là điều cần thiết. Để xây dựng niềm tin với đồng nghiệp, trước hết bạn cần thể hiện mình là người có trách nhiệm và có nguyên tắc. Hãy biết rõ bạn cần gì ở một người đồng nghiệp và nhớ rằng bản thân mình cũng phải làm được những điều đó.
Tôn trọng:Tiếng Anh có một câu nói nổi tiếng: "Bạn không thể yêu cầu có được sự tôn trọng, bạn phải tự đạt được điều đó”. Bằng cách giữ lời hứa, tập trung làm việc và cống hiến cho công việc nhóm, bạn sẽ được mọi người tôn trọng một cách tự nhiên. Ngoài ra, hãy nhớ tôn trọng sự đóng góp và quan điểm khác nhau của mọi người trong nhóm.
Giúp đỡ:Hãy quan tâm tới đồng nghiệp, hỏi xem họ có cần giúp đỡ gì không. Hơn nữa, hãy giúp họ đạt được thành công và bạn có thể trở thành một phần trong quá trình phấn đấu của họ. Nếu có người cảm thấy bất an hoặc quá tải, bạn có thể lắng nghe để giúp họ giải quyết vấn đề hoặc giảm tải số lượng công việc cho họ.
Nếu tự tin là một đồng nghiệp tốt và đã làm hết sức có thể theo các tiêu chí trên, kể cả khi bạn không được lòng họ vì bất kỳ lý do gì, sẽ có người nhìn thấy yếu tố “chuyên nghiệp” và vai trò của bạn trong tập thể. Mục đích của chúng ta không phải là “lấy lòng” đồng nghiệp, mà là trở thành một thành viên có ích, nâng cao tư chất của chính mình.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)