Mới đây,ộiduhọcsinhViệtNamchiasẻkinhnghiệmapplyhọcbổngduhọbóng đá chấm net tại hội thảo “Du học Singapore 2021”do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức, các sinh viên, cựu sinh viên Việt đã có những chia sẻ về kinh nghiệm học tập và xin học bổng du học tại Singapore. 'Singlish' không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục Từng đi du học từ khi còn học cấp hai, Nguyễn Phương Chi (SN 2002), hiện đang là sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng, ở một đất nước có nền giáo dục được xem là hàng đầu thế giới, có rất nhiều khó khăn du học sinh có thể gặp phải. Theo Phương Chi, đối với những bạn có ý định đi du học từ cấp 2, cấp 3, cần phải xem xét kỹ về việc liệu mình có đủ tự lập và vượt qua được những khó khăn trong học tập, những khác biệt về văn hóa và sự cô đơn trong một môi trường mới hay không. Ngoài ra, vấn đề tài chính gia đình, theo Chi, cũng là điều du học sinh cần phải cân nhắc bởi ở lứa tuổi này, việc đi làm thêm tại Singapore là điều không được cho phép. Đối với bản thân Chi, điều khó khăn nhất nữ sinh từng gặp phải khi tới Singapore là vấn đề ngôn ngữ. “Ở Singapore, mọi người chủ yếu nói “Singlish”. Do đó, khi mới sang, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười mình từng gặp phải như không thể hiểu những cô chú ngoài khuôn viên trường nói gì”. Tuy vậy, Chi cũng đảm bảo rằng, ở trong trường học hay những môi trường làm việc khác, giáo viên và sinh viên đều dùng Tiếng Anh tiêu chuẩn. Vì thế, “Singlish” sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ngược lại, khi đã ở Singapore một thời gian khá dài, Phương Chi còn cảm thấy tiếng “Singlish” khá dễ thương và có chút thân thuộc giống như các từ đệm “á, ý, à, nha” ở Việt Nam. Ngoài ra, Phương Chi cũng cho rằng, điều quan trọng nhất khi đi du học là phải tin vào bản thân và không ngừng cố gắng. “Mình đã từng ăn nhiều điểm S cho môn Toán, tương đương với điểm 4 ở Việt Nam trong năm lớp 12. Mình nhớ mãi, giáo viên đã nói với mình rằng: “Lý do em làm không tốt là vì em nghĩ mình không làm được chứ không phải vì em không có khả năng”. Sau đó, mình đã tự thuyết phục bản thân và nỗ lực nhiều hơn để kéo được điểm lên tới 4 hạng”, Chi chia sẻ. Mặc dù có nhiều khó khăn khi học tập trong môi trường quốc tế, nhưng theo Chi, điều cô cảm thấy thích thú là nền giáo dục ở đây cũng rất đầu tư vào hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy kỹ năng sống cho học sinh. Trong những năm cấp 2, Phương Chi đã là thành viên ban giao hưởng của trường và tham gia vào một cuộc thi trí nhân tạo khi học cấp 3. Phương Chi tin rằng, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, dù ở lĩnh vực gì, cũng sẽ giúp học sinh có thêm những khoảnh khắc đáng nhớ, mở rộng quan hệ và còn giúp học sinh có thêm điểm cộng khi “apply” vào các trường đại học. Hội thảo “Du học Singapore 2021” do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức Cấu trúc 'STAR' khi viết bài luận du học Không đi du học từ thời cấp 2 như Chi, Nguyễn Lan Hương (SN 1998) từng là sinh viên của Trường Đại học Ngoại Thương. Sau 1 năm học tập tại Việt Nam, Hương mới bắt đầu hành trình du học của mình với học bổng toàn phần ở Học viện Quản lý Singapore, sau đó là Đại học RMIT. Chia sẻ về kinh nghiệm giành học bổng 100% của mình, Lan Hương cho rằng: “Khi “apply” học bổng, các bạn cần lưu ý 3 điều: Hãy hiểu rõ chương trình học bổng; biết đánh giá bản thân để làm mình nổi bật hơn so với các ứng viên khác và cuối cùng là hãy đặt mình vào vị trí của hội đồng đánh giá”. Riêng về bài luận cá nhân, Lan Hương đã đưa ra một vài “tips” nhỏ để giúp các bạn học sinh chăm chút hơn cho bài luận của mình. “Đừng chỉ liệt kê thành tích, hãy trở thành một người kể chuyện và truyền cảm hứng để nói lên đam mê của mình. Một cách thường thấy và cũng là cách mình đã sử dụng khi viết bài luận nộp tới trường đại học Singpore là sử dụng hình ảnh ẩn dụ để đại diện cho bản thân hay một sự kiện quan trọng nào đó”. Ngoài ra, Hương cũng khuyến khích mọi người có thể tham khảo cấu trúc STAR khi viết luận cũng như phỏng vấn để giúp câu trả lời được chặt chẽ hơn. Cấu trúc STAR trong bài luận cá nhân, theo Hương, gồm S (Situation, mô tả tình huống cụ thể), T (Tasks, mô tả trách nhiệm của bạn trong tình huống đó), A (Action, hành động cụ thể để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ), R (Results, kết quả và bài học rút ra cho bản thân). Cả Phương Chi và Lan Hương đều cho rằng, những học sinh có mong muốn đi du học phải chuẩn bị cho mình một năng lực ngoại ngữ thật tốt để có thể tiếp thu bài giảng và hoàn thành bài tập được giao. Thực tế, có những sinh viên dù đạt 7.0-7.5 IELTS, nhưng khi sang nước ngoài vẫn gặp phải những vấn đề về giao tiếp hay học tập. Vì thế, Phương Chi cho rằng, học sinh cần phải chú trọng đều vào các kỹ năng thay vì chỉ chăm chút vào ngữ pháp hay từ vựng. Thời Vũ Những chuyến đi du lịch nước ngoài của cả gia đình vô tình truyền cảm hứng cho Tuấn Minh về ước mơ du học từ ngày còn bé. Nhờ sự động viên của bố, năm lớp 8, Minh quyết định thi vào một trường cấp 2 công lập của Singapore.9X biết ơn bố vì được khuyến khích đi du học từ cấp 2