Polyp hình thành như thế nào?ănngừapolypungthưhóanhưthếnàket quả.net
Các tác nhân gây viêm khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tạo ra các phản ứng viêm cấp tính hoặc mạn tính. Quá trình viêm gây tổn thương các tế bào và giải phóng ra các sản phẩm của quá trình viêm, có thể lại chính là các độc tố có hại cho cơ thể.
Những độc tố này tiếp tục tác động vào cơ thể để gây ra một vòng lặp bệnh lý luẩn quẩn: viêm sinh độc, độc sinh viêm.
Nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác nhau, có nguồn gốc liên quan trực tiếp đến quá trình viêm mãn tính trong thời gian dài như: u nang, u xơ, một số loại ung thư và các polyp lành tính ở các vị trí khác nhau.
Viêm mãn tính càng nhiều càng có nguy cơ cao hình thành các khối polyp. Theo các chuyên gia, polyp do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Đa số các khối polyp là lành tính, nhưng một số polyp có khả năng hóa thành ác tính (ung thư) nếu như không được điều trị kịp thời.
Những vị trí viêm mãn tính thường gặp tại một số vị trí nhất định ở cơ thể gây ra polyp tương ứng: polyp đại tràng, polyp túi mật, polyp dạ dày,….
Ngăn polyp tiến triển thành ung thư
Trong tây y, với những khối polyp có kích thước lớn thường có nhiều cách loại bỏ: cắt bỏ, dùng dao điện đốt, hoặc dùng hóa chất làm teo nó đi.
Với kích thước nhỏ bác sĩ thường khuyên người bệnh theo dõi sự phát triển của khối polyp để có biện pháp điều trị kịp thời. Ví dụ định kỳ 3 tháng người bệnh được khuyến cáo soi đại tràng, tử cung, túi mật (tương ứng với vị trí polyp).
Bên cạnh đó, dựa trên nguyên nhân mắc polyp, có 3 nguyên tắc để kiểm soát tình trạng bệnh, cũng như ngăn polyp ung thư hóa:
- Chống viêm và đào thải các độc tố này ra ngoài trước khi chúng quay lại tấn công vị trí niêm mạc bị viêm.
- Tác động đến khối polyp bằng phương pháp nhuyễn kiên tán kết ( làm mềm khối cứng, tiêu kết tụ), hoạt huyết tiêu u (phá ứ tụ, làm tan khối u).
- Điểm quan trọng là người bệnh cần nâng cao miễn dịch , sức đề kháng để đối phó với mọi bệnh tật.