Những ngày qua,èovàbữatiệcchiataycuốinămhọcấmákuwait – ấn độ câu chuyện quỹ lớp, quỹ hội phụ huynh đang làm nóng các diễn đàn mạng. Tôi muốn chia sẻ câu chuyện của mình - một kỷ niệm ấm áp về buổi chia tay cuối năm, khiến tôi không bao giờ quên. Tôi là một cậu bé khá đặc biệt, bố bị tai nạn lao động mất khi tôi mới 3 tuổi. Một mình mẹ tần tảo nuôi tôi và chăm sóc bà nội bị tai biến nhiều năm. Tôi còn nhớ, ngày ấy, khi mọi thứ vẫn làm thủ công, làng tôi còn tự đóng những viên gạch bằng tay và mẹ xin mãi mới “có chân” trong tổ đốt lò gạch. Mẹ đi làm từ sáng sớm tới tối mịt ngày công cũng chỉ có 10 nghìn đồng. Từ việc lấy bùn, nhào than cho tới nặn than hay đứng trên lò xếp gạch chuẩn bị đốt mẹ đều làm thoăn thoắt. Ai cũng bảo mẹ tôi bé như cái kẹo nhưng làm rất khéo và rất khỏe. Mẹ khéo thì đúng nhưng khỏe thì không, tôi biết mẹ luôn cố sức để có thể hoàn thành nhiệm vụ, để kiếm những đồng tiền công lo cho tôi không bị thiệt thòi so với các bạn và chăm sóc bà nội tốt nhất có thể. Ngày nắng là thế, còn ngày mưa đương nhiên việc đốt lò gạch không thể thực hiện, mẹ tôi “ế việc” và ế nhiều, cả nhà đều đói. Có những tháng, trời mưa tới 20 ngày, cả nhà tôi khốn đốn, mẹ phải chạy vạy từng bữa ăn vì mưa không có việc làm. Nhiều lần, mẹ ôm tôi khóc, thương tôi phải chịu thiệt thòi so với bạn bè khi không có tiền mua quần áo, sách vở mới. Trong suốt quãng thời gian là học sinh trường làng, tôi nhớ không ít lần phải xin cô giáo nợ tiền học phí. Tôi luôn cảm thấy sợ hãi và xấu hổ mỗi khi tới đợt nộp học phí và nghe tiếng cô hỏi: "Lớp mình còn ai đóng tiền nữa không?". Tôi ý thức được việc nhà mình nghèo nên luôn chăm chỉ học hành để mẹ yên tâm đi làm. Thậm chí, tôi còn chủ động tới xin người bác ruột của mình làm nghề bán bún ngoài chợ cho tôi được phụ bác bưng bê đồ cho khách. Cũng may, trường tôi học gần chợ nên mỗi sáng, bê được khoảng 20 bát bún cho khách, tôi chạy nhanh tới lớp trước giờ trống điểm. Tôi hay bảo mẹ rằng, không có tiền đi học, tôi ở nhà bê bún giúp bác cũng kiếm được chút tiền đỡ mẹ nhưng mẹ không đồng ý. Mẹ bảo mẹ khổ cũng được, nghèo cũng được nhưng tôi phải tới trường. Năm ấy, mẹ tôi ốm suốt không đi làm được mấy, tiền công bê bún buổi sáng của tôi cũng chẳng được là bao. Đã quá thời gian đóng học phí mà tôi vẫn chưa có đủ. Cô Hoa - hàng xóm của tôi, có đứa con gái lớn học cùng lớp tôi, hôm ấy, cô lên đóng học phí cho con gái và nhờ cô giáo tôi rằng cứ thư thư, để tôi được học, trước sau gì nhà tôi cũng đóng. Bác nhờ cô đừng nhắc tên, kẻo tôi xấu hổ, bỏ học. Thấy hoàn cảnh của tôi, cô Hoa cùng trưởng ban đại diện phụ huynh lớp đã vận động, người ít, người nhiều, gom lại, gần đủ số tiền học phí của rôi còn thiếu bao nhiêu cô giáo chủ nhiệm tôi bảo cô sẽ... ủng hộ. Vậy là năm học ấy, tôi được phụ huynh trong lớp và cô giáo giúp tôi đóng tiền học phí. Cả những năm học sau nữa, tôi biết rằng tiền lương của cô Hoa cũng chẳng nhiều nhặn nhưng cô vẫn sẵn lòng giúp đỡ tôi trong những năm tháng khốn khó. Thậm chí, khi tôi học lớp 9, trong buổi tiệc chia tay mỗi bạn đóng 20 nghìn để phụ huynh mua đồ liên hoan, mua tặng mỗi bạn trong lớp một chiếc áo trắng nhưng tôi không có tiền nộp. Buổi tập duyệt văn nghệ chuẩn bị cho ngày chia tay, tôi không tham gia. Cô giáo chủ nhiệm đã tìm gặp hỏi tại sao tôi không tham gia bữa tiệc chia tay để lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của thời học sinh cùng các bạn. Tôi im lặng. Như hiểu ý, cô chỉ vỗ vai tôi và nói rằng, sự xuất hiện của tôi luôn làm cô cảm thấy vui, hãy cứ tham gia, cô giáo và các phụ huynh khác không vì không đóng tiền mà cắt món quà kỷ niệm của tôi. Thực sự, suốt quãng thời gian đi học nhận sự giúp đỡ của mọi người tôi rất xúc động nhưng sáng ấy tôi quyết định không tham gia vì không muốn sự có mặt của mình trở thành gánh nặng cho người khác. Thế nhưng, khi đang mải mê bê bún ngoài quán của bác, tôi thấy có người gọi tên tôi bằng giọng rất quen thuộc: "Phong, Phong ơi, rửa tay tới lớp thôi, cả lớp chờ mỗi con nữa thôi". Sau đấy, cô giáo xin phép bác cho tôi được nghỉ việc sớm hơn chút để tới lớp tham dự tiệc chia tay. Cô chở tôi vào trường bằng chiếc xe đạp cà tàng của cô. Ngồi sau cô, nước mắt tôi rơi lã chã vì không nghĩ cô lại tới tận quán bún để đưa tôi tới lớp. Buổi chia tay hôm ấy, tôi nhận được món quà là chiếc áo phông trắng rất đẹp, được ăn chiếc bánh rán do một phụ huynh trong lớp làm, được biểu diễn văn nghệ và được ôm những người bạn mà suốt 9 năm liền chúng tôi gắn bó với nhau... Chiếc áo ấy, nhiều năm nay tôi vẫn để ở vị trí rất trang trọng trong tủ quần áo. Chia sẻ câu chuyện này, tôi muốn nói rằng, đôi khi chỉ là sự giúp đỡ đơn giản nhưng chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong cuộc đời của người khác. Nếu không có sự giúp đỡ của cô giáo, của các phụ huynh có thể tôi đã phải dành cả cuộc đời để bê bún trong cửa hàng của người bác họ, co ro trong sự nghèo đói, ám ảnh một bữa tiệc chia tay vì không có tiền đóng góp... Nếu không có sự giúp đỡ kịp thời của họ, tôi sẽ không thể đi học, không hiểu tiếng Anh, không có được thành công như hiện tại. Ghi theo lời kể của anh Tuấn Phong (Thái Bình).Vụ 'học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan': Khi con trẻ trở thành 'mồi câu' dư luận
Bình luận về vụ học sinh lớp 1 không được ăn liên hoan gây xôn xao dư luận, các chuyên gia cho rằng, không nên lấy câu chuyện của trẻ em làm mồi nhử “câu view”, cũng không thể làm trầm trọng hoá vụ việc, ảnh hưởng đến hình ảnh nhà giáo.