Ông Vũ Văn Thành,ữngyếutốtạonênsựkhácbiệtcủsoi kèo bóng đá bet88 Tổng Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Sinh thái Cồn Bắp đã chia sẻ về động lực “tình yêu” để lựa chọn Hội An là một nơi đầu tư dự án trọng điểm của mình.
Dự án phát triển từ tình yêu, sự thấu hiểu với Hội An
- Ông đánh giá về sự phát triển của Hội An trong thời gian qua như thế nào?
Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới từ năm 1999, tính đến nay cũng đã được hơn 20 năm. Quãng thời gian này đủ dài để một di sản thế giới thực sự sống và Hội An đã làm rất tốt điều đó với những nỗ lực về quản lý, bảo tồn dựa trên sự phát triển bền vững theo những quy tắc nghiêm ngặt.
Trong vài năm trở lại đây, Hội An đã có những bước phát triển nhanh chóng khi liên tục vượt qua rất nhiều tên tuổi và được gọi tên ở những bảng xếp hạng lớn trên thế giới. Điều này đã đưa Hội An đến với nhiều cơ hội nhưng đồng thời là những thách thức không nhỏ của sự phát triển.
Ông Vũ Văn Thành - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Du lịch sinh thái Cồn Bắp |
- Nhiều người vẫn coi Hội An là một "Đà Nẵng +", ông đánh giá sao về điều này?
Nếu nói về du lịch và sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì Hội An đi sau Đà Nẵng rất nhiều. Thế nhưng rõ ràng Hội An lại sở hữu những tiềm lực mạnh mẽ về “hạ tầng văn hoá, lịch sử” độc nhất vô nhị cho nên sự phát triển của Hội An chỉ là vấn đề thời gian.
Minh chứng là thống kê năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, tổng lượt khách tham quan lưu trú đến Hội An ước đạt 5,35 triệu lượt, tăng 5,24% so với cùng kỳ (khách quốc tế đạt 4 triệu lượt, tăng 5,16%). Thậm chí Hội An đã vượt cả Đà Nẵng về số lượng du khách quốc tế. Dự kiến đến năm 2025, khách du lịch đến Hội An sẽ đạt hơn 12 triệu lượt, trong đó, 50% là khách quốc tế.
“Để đi hết Hội An chỉ cần một ngày nhưng để yêu thương thì cần cả đời” - ông Vũ Văn Thành, TGĐ Công ty TNHH Du lịch Sinh thái Cồn Bắp |
- Theo ông, để phát triển một dự án bất động sản thành công trên những vùng đất di sản như Hội An cần những yếu tố gì?
Hoian d’Or chỉ cách phố cổ 800m, vì vậy bản thân dự án đã được hưởng lợi rất nhiều từ lượng khách du lịch và các giá trị mà Hội An có sẵn mang lại. Dự án cần phải ý thức rất rõ vấn đề bảo tồn để phát huy những giá trị của phố cổ, những điều người dân và phố cổ Hội An đã làm tốt rồi, dự án sẽ làm tốt hơn. Chúng tôi gặp không ít khó khăn đơn cử như việc đầu tư dự án bất động sản tại Hội An rất khác các địa phương khác. Tại đây, ngoài các thủ tục đầu tư dự án thông thường, còn có luật di sản và quy chế quản lý đô thị rất chặt chẽ. Đối với một vùng đất di sản như Hội An, người dân và chính quyền nơi đây coi di sản phố cổ là bảo vật, họ rất sợ những ai đến phá nát những cái đang có. Ở Hội An, mật độ xây dựng rất thấp, thành phố không cho phép xây dựng dự án cao tầng. Với các dự án ven sông, chiều cao chỉ 10,5m, cao nhất cũng chỉ 13,5m. Bên cạnh đó, về kiến trúc, tất cả các công trình đều phải lợp ngói, các ban công đều phải có ngôn ngữ của kiến trúc cổ. Mặc dù dự án có thể mang hơi thở đương đại nhưng tinh thần Hội An vẫn phải xuyên suốt.
Chính vì những quy định như vậy nên nếu doanh nghiệp không thấu hiểu, không có tinh thần đầu tư nghiêm chỉnh, sẽ rất khó có thể phát triển dự án ở đây. Ngoài ra, để đồng hành cùng với di sản thì một yếu tố nữa đó là phải thật kiên trì và có những bước đi chắc chắn, bài bản mà không phải ai cũng dám làm và làm được.
Chủ đầu tư khẳng định dự án Hoian d’Or được phát triển tuân thủ những quy định của luật di sản và quy chế quản lý đô thị chặt chẽ. Ảnh phối cảnh dự án |
Công thức “Vị trí - Vị trí và Văn hoá”
- Dường như đây là lần đầu tiên có sự kết hợp của KTS. Hoàng Thúc Hào và KTS. Võ Trọng Nghĩa trong cùng một dự án? Liệu đây có phải là sự sắp đặt “khéo léo” của chủ đầu tư Hoian d’Or?
Hội An vốn là Di sản văn hóa thế giới nên các công trình văn hóa mới khi đưa đến với Hội An phải làm thế nào để vừa gìn giữ, tôn tạo, bồi đắp cho những giá trị cốt lõi, vừa thổi vào những ngôn ngữ mới, làm đa dạng cho văn hóa, kiến trúc nơi đây.
Tại dự án Hoian d’Or, chúng tôi không chỉ bắt tay với những kiến trúc sư nổi tiếng với những công trình xanh, công trình cộng đồng đạt vô số giải thưởng lớn trong nước và quốc tế như Võ Trọng Nghĩa, Hoàng Thúc Hào, mà với cả những tên tuổi khác như Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long - một nhiếp ảnh gia nổi tiếng và cũng đã gắn bó với Hội An hơn 30 năm; công ty Kiến trúc Huni Architectes (Pháp), hay công ty Eden Landscape. Ở họ đều có chung một đặc điểm đó là rất “yêu” và trân trọng những nét đẹp trong veo, thuần khiết của Hội An.
Hoian d’Or quy tụ những tên tuổi tâm huyết với văn hoá và cộng đồng như kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Hoàng Thúc Hào, Huni Architectes (Pháp), Eden Landscape. Ảnh phối cảnh dự án |
- Với quy mô ở tầm trung, hơn 24ha, nhưng tổng mức đầu tư của Hoian d’Or lên tới 4000 tỷ đồng. Điều gì làm nên sự khác biệt này thưa ông?
Nếu như với những dự án ở những nơi khác thì công thức thành công của họ là “Vị trí - Vị trí - và Vị trí” thì ở Hội An tôi cho rằng công thức ấy phải là “Vị trí - Vị trí và Văn hoá”. Nếu không đầu tư vào văn hoá thì sẽ không còn là Hoian d’Or mà mọi người vẫn trìu mến gọi là “thương cảng vàng son liền kề phố Hội”. Ở các dự án du lịch khác, du khách chỉ đến nghỉ ngơi, tắm biển rồi về thì tại nơi đây, chúng tôi đã phát triển một dự án với tính "hội" và tính giải trí rất cao giúp tạo ra sự khác biệt, đa dạng hoá trong trải nghiệm văn hoá của khách du lịch. Hay những nét đẹp văn hoá mà ở nơi nào đó tại Việt Nam đã mai một, hoặc có thể đã đánh mất, du khách hoàn toàn có thể tìm thấy nó được tái hiện tại Hoian d'Or.
Lệ Thanh