Xe đua là một thú chơi nguy hiểm và tốn kém. Tuy vậy,êumôtôcổDucatiGrandPrixnămtuổigiáđắtlênđếnhơntỷđồty le chap chau a vẫn có nhiều người bỏ ra cả một gia tài để đưa được những chiếc xe yêu thích về nhà. Bên cạnh hình dáng đẹp, tốc độ và công nghệ cũng là những điểm cực kỳ quan trọng khi sở hữu một chiếc siêu mô tô. Trên thị trường, có không ít cỗ máy nổi bật với những cải tiến mang tính đột phá, vượt qua ranh giới về hiệu suất và công nghệ và trở thành huyền thoại cho đến ngày nay. Trong số những huyền thoại đó có Ducati Grand Prix 125cc năm 1965, một chiếc mô tô có thể ít người từng được nghe đến. Đây cũng là một trong những chiếc Ducati đắt nhất được đấu giá lên tới 500.000 USD (khoảng 12,5 tỷ đồng, ngang ngửa giá trị của siêu xe Ferrari SF90 Stradale 2024 (528.764 USD). Ducati đã tạo dựng được tên tuổi của mình trong thế giới đua xe vào những năm 1960, nhờ thành công ở các phân khúc xe phân khối nhỏ hơn. Mẫu xe Grand Prix 4 xi-lanh 125cc là minh chứng cho năng lực kỹ thuật và quyết tâm của Ducati trong việc cạnh tranh ở các cấp độ mô tô cao nhất thời đại. Huyền thoại này được trang bị động cơ bốn xi-lanh đầu tiên và mang tính cách mạng, mỗi xi-lanh đều có 4 van, có thể coi đây là một bước đi táo bạo của nhà sản xuất xe mô tô thể thao nước Ý. Kích thước nhỏ gọn và có thể đạt vòng tua cao của động cơ đã mang lại cho Ducati Grand Prix 125cc lợi thế đáng kể về khả năng cung cấp sức mạnh và hiệu suất tổng thể. Nhưng điều gì thực sự khiến người chơi chịu chi mức giá cao nhất từ trước đến nay cho một chiếc Ducati cổ điển lại như vậy? Ducati 125cc Grand Prix 1965 ra đời sau nhiều năm phát triển động cơ xi-lanh đơn và xi-lanh đôi. Năm 1954, Ducati tuyển dụng kỹ sư Fabio Taglioni để giám sát các chương trình đua xe và phát triển sản phẩm của mình. Ông đã thiết kế chiếc xe đua xi-lanh đơn đầu tiên của Ducati, giống như chiếc Gran Sport 100, ra mắt vào năm sau. Điều làm nên sự khác biệt của chiếc mô tô này là cam trên của động cơ, được dẫn động bởi một trục thẳng đứng và các bánh răng côn. Để nâng cao hiệu suất của động cơ, công nghệ này sau đó được áp dụng cho các mẫu xe đua 125cc cam đôi và ba cam của Ducati. Chiếc mô tô ba cam còn có cơ cấu dẫn động van 'Desmodromic' nổi tiếng của Taglioni, một công nghệ đã xác định thực tế các thiết kế động cơ sau này của nhà sản xuất Ý. Vào năm 1958, Ducati đã giới thiệu động cơ xi-lanh đôi 125cc ở Monza trong vòng chung kết của Giải vô địch thế giới. Nhưng vào những năm 1960, các nhà sản xuất Nhật Bản đã đưa công nghệ nhiều xi-lanh vào các loại xe hạng nhẹ. Điều này đã thúc đẩy Taglioni phát triển động cơ 4 xi-lanh 125cc. Grand Prix 4 xi lanh 125cc đã được phát triển và thử nghiệm thành công. Nhưng quá trình phát triển mất quá nhiều thời gian và bị chậm lại đáng kể do cuộc khủng hoảng tài chính, mẫu xe này đã trở nên lỗi thời vào thời điểm có thể đưa vào sử dụng thực tế. Vì vậy, giải Grand Prix 4 xi lanh 125cc chưa bao giờ thực sự được tổ chức. Trong những năm tiếp theo, chiếc xe máy này chỉ còn là một phần của các triển lãm mô tô như một sản phẩm trưng bày về sức mạnh công nghệ của Ducati. Đó là lý do tại sao khi đem đấu giá, Ducati Grand Prix 1965 đã có được giá đấu cao ngất ngưởng đến như vậy. Theo Hotcars Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!