您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

Theo dấu chân Người_bang xep hang bong da cup c1

Nhà cái uy tín94人已围观

简介Bài 3: Về “Thủ đô gió ngàn” nhớ BácPhóng viên Báo Bình Dương thăm di tích nền nhà của ông Ly ...

Bài 3: Về “Thủ đô gió ngàn” nhớ Bác

 Phóng viên Báo Bình Dương thăm di tích nền nhà của ông Lý Quốc Súng tại Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, nơi Bác Hồ từng ở và làm việc từ ngày 28-1 đến 7-2-1941

 Theo dấu chân Người, nhóm biên tập viên, phóng viên Báo Bình Dương đã thực hiện một chuyến đi các tỉnh, gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang để viếng thăm những địa danh lịch sử gắn liền với những hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hành trình của Người từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Tân Trào (Tuyên Quang) là một hành trình của lịch sử, dẫn tới thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

 Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28-2- 1941, Bác Hồ vượt mốc 108 trên đường biên giới Việt - Trung về Pác Bó (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Sau đó, tại lán Khuổi Nậm, Bác Hồ triệu tập hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5-1941), xác định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết; đồng thời quyết định thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh. Từ đó, phong trào cách mạng trong cả nước ngày một phát triển mạnh mẽ.

Mùa hè năm 1945, chiến tranh thế giới II bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày 2-5, Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin đập tan sự kháng cự cuối cùng của phát xít Đức. Trước tình hình thế giới và diễn biến tình hình trong nước ngày càng thuận lợi cho cách mạng, Bác Hồ quyết định di chuyển trung tâm lãnh đạo cách mạng từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Tân Trào (Tuyên Quang).

Cuộc hành trình lịch sử của Bác Hồ bắt đầu từ ngày 4-5 đến 21-5-1945, trải dài hơn 400km đường rừng, qua 10 huyện của 4 tỉnh bao gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, trèo đèo, lội suối, vượt qua những đỉnh núi quanh năm mây phủ, có nơi chưa vết chân người, với đầy những hiểm nguy. Đểvừa đi, vừa gặp gỡ đồng chí, đồng bào nhằm tuyên truyền cách mạng, vừa nghỉchân dưỡng sức, Người chia làm hai chặng đường đi: Chặng thứnhất đi từPác Bóđến Lam Sơn (Cao Bằng). Chặng thứhai đi từLam Sơn đến Tân Trào (Tuyên Quang).

9 giờsáng 4-5, Bác Hồ và đoàn cán bộ khởi hành từlán Khuổi Nậm, dọc bờsuối Lê-nin qua các bản làng thuộc xãTrường Hà, huyện HàQuảng ngày nay. Ngày 5-5, đoàn đi tiếp vàđến Lam Sơn, làm việc ở đây từngày 6 đến 8-5; Bác chủtrìcuộc họp quan trọng với các đồng chíHoàng Quốc Việt, Đặng Việt Châu, Vũ Anh, Phạm Văn Đồng, Đặng Văn Cáp và2 đồng chílãnh đạo đại diện liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng. Bác Hồcùng đoàn đi đến đâu cũng được cán bộvànhân dân hết lòng chăm sóc, giúp đỡ vềmọi mặt.

Từsáng 9-5-1945 đến 16 giờngày 21-5-1945, Bác Hồcùng đoàn đi đến Tân Trào. Trên chặng đường này, có nhiều câu chuyên rất xúc động và ý nghĩa được ghi lại. Đó là khi Bác và đoàn rời khỏi xã Cốc Dán, trước lúc lên đường, Người bảo các đồng chí trong đoàn thanh toán tiền ăn cho Ban Việt Minh xã và dặn bộ phận tiếp đón không được tổ chức ăn uống lãng phí. Thấy đường đi còn xa, bộ phận đón tiếp Bác ởđây đã chuẩn bị một con ngựa, Bác vui vẻ đồng ý nhưng khi đoàn ra khỏi bản, bà con nhìn theo không thấy Bác cưỡi ngựa mà đi bộ, quần xắn trên đầu gối, đầu đội nón, khăn mặt vắt vai… Hay chi tiết Bác Hồ vừa đi vừa kể chuyện để động viên các thành viên trong đoàn, phổ biến bài thuốc đơn giản để cho đỡđau mỏi chân…

Ngày 21-5, Bác và đoàn đến xã Hồng Thái. Tư liệu tại nơi này còn ghi: “Đi đầu đoàn là một đồng chí có tuổi mặc áo chàm, dáng người mảnh dẻ, khuôn mặt xương xương, nước da rám nắng… Đồng chí bước đi thoăn thoắt, chiếc mũdạ đen đội đầu, mảnh khăn mặt trắng vắt vai, tay cầm một chiếc gậy…”. Bác Hồ vào đình Hồng Thái, thăm hỏi ân cần mọi người và tìm hiểu kỹ phong trào cách mạng tại địa phương. Bác dừng chân ởHồng Thái chừng một tiếng rồi quyết định đến Tân Trào ngay trong ngày và sau đó nghỉ đêm ởnhà ông Nguyễn Tiến Sự, kết thúc hành trình Pác Bó - Tân Trào, mởra một thời kỳ hết sức trọng đại của cách mạng nước ta.

Ngày 13-8, Hội nghịtoàn quốc của Đảng được triệu tập tại Tân Trào. Hội nghịnhận định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành chính quyền độc lập đãtới”. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập. Đúng 23 giờcùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số1, hạlệnh tổng khởi nghĩa trong cảnước. Nhận được tin Nhật chính thức tuyên bốđầu hàng đồng minh không điều kiện, Bác đãđềnghịhội nghịtoàn quốc của Đảng sớm kết thúc đểđại biểu vềđịa phương kịp thời phát động quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.

Đểhuy động lực lượng quân dân cảnước tham gia tổng khởi nghĩa, ngày 16 và17-8, Đại hội Quốc dân được tổchức tại Tân Trào. Hội nghịtán thành chủtrương tổng khởi nghĩa của Đảng vàTổng bộViệt Minh; bầu Ủy ban Giải phóng dân tộc, tức Chính phủlâm thời do Bác Hồlàm chủtịch. Ngày 17-8-1945, tại đình Tân Trào, thay mặt Ủy ban Giải phóng dân tộc, Bác đọc lời tuyên thệtrong buổi ra mắt quốc dân.

Ngày 22-8-1945, Bác từTân Trào vềthủđô HàNội đểchuẩn bịlàm lễmít tinh ngày 2-9. Bác được cơ sở bốtríở tầng 2, sốnhà48 Hàng Ngang. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủtịch HồChíMinh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủcộng hòa.

Cuộc hành trình lịch sử của Người kéo dài gần 4 tháng đầy gian nan, vất vảtrên chặng đường hàng mấy trăm cây sốtừPác Bóđến Tân Trào vàsau đó từTân Trào vềthủđô HàNội. Người đãchủtrìlãnh đạo thực hiện nhiều việc trọng đại cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Hình ảnh cao đẹp vàthân thương của Bác chẳng những ghi sâu trong lòng nhân dân Việt Bắc - nơi in đậm dấu chân Người màcòn trường tồn với tất cảnhân dân Việt Nam, với non sông, đất nước vàvới bạn bèkhắp năm châu.

ĐÀM THANH

Tags:

相关文章



友情链接